Sau giờ tan học, trên các c🐬on phố đông nghịt người, thường xuyên xuất hiện những chiếc xe "kẹp" ba, "kẹp" bốn, lạng lách, đánh võng của những "tổ lái" đeo phù hiệu học sinh. "Nhìn thấy mấy cô cậu học sinh đi xe máy là tôi phải tránh xa. Mới tuần trước, một đoàn xe kẹp ba vượt đèn đỏ đâm tôi ngã lăn xuống đường. Lũ trẻ còn cười khoái trá rồi phóng vụt đi", cô Thu Hiền, phố Giảng Võ bức xúc.
Như để chứng minh cho lời nói, cô Hiền chỉ tay sang phía đường đối diện, một 𒉰chiếc Jupitꦍer chở hai học sinh mặc đồng phục đang liều lĩnh "vỉa" qua mặt ôtô.
Học sinh cấp 2 hồn nhiên phi xe máy
Sau khi ♑ngồi trên chiếc Attila mới tinh, hai nữ sinh THCS Giảng Võ rồ ga lao vút ra từ con ngõ nhỏ nằm 💛cạnh trường. Cô gái cầm lái còn ngoảnh lại vẫy tay chào mấy người bạn học đang chờ người nhà đến đón. "Nhà nó giàu thật, mới lớp 9 mà đã có xe đi học", một cô bạn trong nhóm tỏ vẻ ngưỡng mộ.
Học sinh "kẹp" ba, hình ảnh thường thấy trên đường. Ảnh: Hoàng Hà. |
Tại cổng trườ💖ng Trần Phú, Việt Đức giờ tan học, từng đám học sinh túm tụm ngồi trên xe máy hồn nhiên cười đùa trong lúc chờ bạn. Mặc cho bác bảo vệ quát đến khản cả giọng, mặc cho tiếng còi xe giục gi🍬ã của người qua lại, những đám đông này vẫn tiếp tục câu chuyện dang dở.
Qua những chiếc 🧜phù hiệu gắn trên tay áo, có thể thấy đây là những nhóm bạn "liên trường". Sau giờ học, học sinh từ nhiều trường khác nhau thường tụ tập tại những địa điểm nhất định để rủ nhau tranh thủ đi uống cốc nước, chơi vài v🥀án điện tử hoặc vài "séc" bida...
Phì phèo điếu thuốc, cậu học sinh mặc bộ đồng phụcဣ trường Việt Đức rút chiếc điện thoại đang đổ chuông liên hồi: "Chia đội như lần trước, thua trả tiền nước. OK". Sau cái gật đầu, 5 cậu bạn thuộc độ☂i quân "liên trường" nhảy lên xe lao về phía trước với tốc độ chóng mặt.
Văn Hùng, sinh lớp 10 THPT Nguyễn Trãi cho biết, riêng lớp em đã có 5-6 bạn thường xuyên đi x꧙e máy, có bạn gửi ngay trong trường, có bạn gửi ngoài đường. "Từ lớp 9, một số bạn đã được bố mẹ cho đi học bằng xe máy, nhưng thày cô giáo không biết", vừa nói Hùng vừa cùng đám bạn hồn nhiên đạp xe ra về.
Ngồi trên yên xe, một tay vòng ra sau ôm cô người yêu đang tuổi "ô mai", Thanh học sinh THPT Trần Phú cười nói: "Xe đạp ơi" giờ là dĩ vãng. Mấy ai đèo người yêu đi chơi bằng xe đạp. Bạn bè nhìn thấy nó cườ꧒i cho. Cưỡi "ngựa sắt" đi học thì được chứ đi chơi thì nhất định phải vác xế nổ".
Bãi gửi xe trong trường tràn ngập xế nổ
Nằm ngay sátꦜ cổng phụ trường Trần Phú, bãi xe trên con ngõ nhỏ tấp nập học sinh gửi xe máy, xe đạp. Do đa phần học sinh gửi xe là khách quen nên chủ quán chẳng cần ghi vé. Nhiều khi "khách" phi thẳng xe lên hè phố, "ới" chủ quán một tiếng rồi chạy vཧào lớp.
Qua tìm hiểu của phóng viên, bãi xe trên đường Nguyễn Khuyến trông xe của học sinh THPT DL Văn Hiến, bãi xe trên phố Phan Chu Trinh p🥃hục vụ học sinh Trần Phú, bãi xe tại ngã tư Giang Văn Minh - Kim Mã trông xe của học sinh THPT Nguyễn Trãi... Tuy nhiên, khi được hỏi, những người trông xe thường lảng tránh: "Chẳng biết đó có phải là xe của học sinh không. Ai gửi thì nhận thôi".
Sau một thời gian phải gửi xe ở những nơi cách xa trường nhằm qua mặt thày cô, hiện nhiều học sinh đã gửඣi xe ở ngay những nhà dân hoặc bãi xe cạnh trường. Tại trường THPT Nguyễn Trãi (phố Giang Văn Minh), nhiều học sinh còn đi thẳng vào trường gửi xe. Trong bãi gửi xe dành cho học sinh tại một số trường THPT, vẫn xuất hiện hàng loạt xe máy.
Chị Hồng bán hàng trước cổng THPT Việt Đức cho biết, tình🍃 trạng học sinh sử dụng xe máy phân khối lớn phóng ẩu hiện khá phổ biến. Cách đây vài tháng, hai học sinh trường Việt Đức lao xe máy từ bãi gửi trong trường ra đã đ🌃âm vào một xe máy khác làm 2 người bất tỉnh phải vào viện.
Phụ huynh nuông chiều, nhà trường bất lực
Trong lúc đợi đón cô con gái học lớp 10 trường chuyên Hà Nội -Amsterdam, cô Nguyễn Thị Hiền bức xúc: "Nhiều gia đình có điều kiện rất chiều con. Mới nghe chúng bảo nhà xa, giữ sĩ diện với bạn bè... là đã vội vàng đồng ý cho đi xe máy. Điều này rất nguy hiểm bởi tuổi trẻ bồng bột luôn m♏uốn k🧔hẳng định mình".
Theo chị Hiền, khi đến học kỳ 2 lớp 12, gia đình mới nên xem x♚ét cho các em đi xe bởi đã đủ tuổi được cấp bằng lái. Hơn nữa, cuối năm lớp 12 các em phải học thêm 2-3 buổi/ngày.
Học sinh đi xe máy bị xử lý. Ảnh: Hoàng Hà. |
Dù cho con tới trường bằng xe máy nhưng anh Huy Khương, phố Bạch Mai luôn tỏ ra lo lắng. Hôm nào con gái học lớp 12 THPT Trần Phú về muộn là cả nhà lại lo lắng, lại phải gọi đi✤ện kiểm tra. "Lúc đầu gia đình cũng đưa đón nhưng cũng thấy bất tiện, sáng đón ở trường, chiều tối lại đến chỗ học thêm chờ. Nếu cháu đi xe đạp thì mất nhiều thời gian, biết là nguy hiểm nhưng vẫn đành để cháu đi xe máy", anh Khương nói.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Ngọc Giao, Hiệu phó THCS Giảng Võ tỏ ra bất ngờ trước thông tin học sinh của trường đi học bằng xe máy. "Giờ tôi mới biết việc này. Chỉ có khố𒈔i lớp 8, 9 học sáng, và logo có chữ "GV" đúng là của THCS Giảng Võ. Dù đã có quy định tất cả học sinh phải gửi xe trong trường nhưng không dễ quản lý phương tiện của các em".
Còn Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi khẳng định, trường đã thực hiện lệnh cấm đi xe máy tới trường, trừ những em có bằng lái. Tuy nhiên, một số giáo viên chủ nhiệm báo lại rằng nhiềᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚu😼 học sinh vẫn đi xe nhưng gửi bên ngoài trường. "Trường không thể ra điểm giữ xe để kiểm tra mà chỉ nhắc nhở, thông báo trước toàn trường. Và đến nay vẫn chưa học sinh vi phạm nào bị xử lý kỷ luật", ông cho biết.
Theo thày Hiệu trಌưởng, trách nhiệm này một phần thuộc về trường, một phần thuộc về cha mẹ 🌳học sinh do chưa thực sự quan tâm tới con em.
Thượng tá Phạm Văn Hưng, Tru🌊ng đoàn trưởng Cảnh sát cơ động Hà Nội cho biết, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm có khoảng 20% là học sinh phổ thông. Đây là những thành viên tích cực tụ tập lạng lách đánh võng, phóng nhanh, gây kinh hoàng trên đường phố.
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới - Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe má𝓡y điện và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ôtô, máy kéo 🌸và các loại xe tương tự ôtô. - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. (Nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) |
Tiến Dũng
Người gửi: Châu Anh Tuấn
Gửi tới: Ban Xã hội
Tiêu đề: 9X phi xe máy kinh hoàng trên đường phố
Tôi nghĩ nên có những♓ hình phạt và xử lý nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp đi xe máy chưa đủ tuổi và những hành vi phóng nhanh, vượt ẩu của học sinh. Sau những vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây mà báo chí đăng thì tôi nghĩ việc xử phạt những hành vi như trên 20.000-50.000 đồng thì cũng không đủ sức răn đe. Cần phải có biện pháp mạnh hơn.
Người gửi: Phan Loan
Gửi tới: Ban Xã hội
Tiêu đề: Ý thức học sinh trên đường bộ
Tôi thấy cần phải giáo dục học sinh ngay từ khi ngồi trên nhà trường chứ không phải ra đường vi phạm mới chờ phạt. Tôi muốn nhờ quý báo chuyển lời tới Bộ Giáo dục và Đào tạo là phải tuyên truyền trong ngành ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Ngay 🌳cậu em tôi là một thày giáo mà một hôm đèo tôi (chị gái) bằng xe máy cứ đánh võng thậm trí chờ không có cảnh sát giao thông là vượt đèn đỏ. Thật buồn khi tôi nói thì cậu cho là bình thường.