Sách Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật gồm bảy phần: Không gian văn hóa - chức năng xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ả đào; Khổ phách - Khổ đàn; Cung điệu nhạc Ả đào; Hình thức - Cấu trúc bài bản; Nghệ thuật trống chầu; Nhà hát Cô đầu - Góc nhìn lịch sử văn hóa; Phụ lục ảnh: Ảnh tư liệu đào kép nhà nghề thế kỷ ൲20.
Tác phẩm được nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền thực hiện trong chín năm. Ở lời giới thiệu, tác giả cho biết bấy lâu nay khi nhắc đến ca trù,▨ xã hội꧟ sẽ nghĩ tới ''nhà hát cô Đầu'' cùng những thú ăn chơi bị coi là sa đọa. ''Rất ít ai biết được rằng trong nền âm nhạc dân tộc, Ả đào là thể loại ở tầng bậc kỹ thuật cao nhất với hệ âm luật phức tạp nhất'', ông Hiền viết.
Tháng 8/2014, khi làm giám khảo Liên hoan Ca trù toàn quốc cùng kép đàn lão thành Nguyễn Phú Đẹ, Bùi Trọng Hiền nhận ra đây là người duy nhất có thể giải đáp mọi câu hỏi của ông về 🔯loại âm nhạc này. Một tháng sau, tác giả bắt đầu cuộc điền dã về nhà ông Đẹ. Trong quá trình khảo cứu, Bùi Trọng Hiền được nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan động viên và trꩲao toàn bộ tư liệu âm thanh của mình để ông tìm hiểu. Tác giả cũng sưu tầm, mua lại và được bạn bè gửi tặng nhiều tài liệu ở trong và ngoài nước, gồm cả các bản nhạc ả đào đã thu âm giai đoạn 1926-1930.
Nghệ thuật ﷽ca trù Việt Nam được UNESCO vinh danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp vào ngày 1/10𝐆/2009. Loại hình này có nhiều tên gọi như cô đầu, hát ca công, hát nhà tơ, trong đó ả đào được coi là cách nói cổ xưa nhất.
Sách Công dư tiệp ký cho hay cuối đời nhà Hồ (1400-1407) có ca nương họ Đào, quê ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh, cứu cho khắp vùng yên ổn. Vì vậy, khi ca nương qua đời, dân làng nhớ thương lập đền thờ, gọi thôn nà🧜ng ở là Ả đào. Về sau những người làm nghề ca hát như nàng đều🧜 gọi là như tên của thôn.
Về cách gọi Ca trù, tác giả Bùi Trọng Hiền viết: ''Theo sách Ca trù bị khảo: Ở cửa đền ngày xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là trù, làm bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi t𝔍hẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Khi hát, quan viên thị lễ chia ngồi hai bên, một bên đánh chiêng (cồng) và một bên đánh trống. Chỗ nào ả đào hát hay, bên trống thưởng một tiếng 'chát', bên chiêng đánh một tiếng chiêng 'bili...' rồi thưởng cho một cái trù (thẻ). Đến sáng đào kép cứ theo thẻ thưởng mà tính tiền, ví dụ được 50 trù, mà trị giá mỗi trù ấn định là 2 tiền kẽm thì làng phải trả cho 10 quan tiền. Vì thế, hát Ả đào còn được gọi là Ca trù, nghĩa là hát thẻ. Có thể nói, cái tên gọi Ca trù thể hiện rõ tính thương mại của một loại hình nghệ thuật - tức nó đã đạt tầm cao để trở thành một giá trị hàng hóa trong đời sống xã hội''.
* Trꦜích đoạn một số tên gọi v꧃à ý nghĩa của nghệ thuật ca trù
Ngoài ra, ông Bùi Trọng Hiền đề cập cách những người làm nghề ca xướng tạo cộng♛ đồng nghề nghiệp, gọi là ''giáo phường''. Bên cạnh học âm nhạc, các đào nương còn được ♔đào tạo về nghệ thuật múa, thơ văn. Dù đến nay chưa thống nhất được việc họ có biết đọc, biết viết hay không, phần đông cho rằng để hát xướng và truyền cảm được những bài thơ, đào nương phải có trình độ hiểu biết nhất định.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền, 58 tuổi, nguyên là giảng viên dạy các môn Nhạc lý cơ bản và âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Từ năm 1996 đến nay, ông công tác Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Ông có nhiều cống hiến cho việc phục dựng và nghiên cứu chuyên sâu âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Tác giả từng xuất bản một số cuốn chuyên khảo âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Ngoài Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật, tác giả còn xuất bản cuốn sách chuyên khả☂o âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên.
Phương Linh