Là phiên bản thay thế cho dòng A2000 IS ra đời quý IV năm ngoái, A2100 IS về cơ bản vẫn giữ nguyên hình dạng và cấu hình như phiên bản trước, nhưng không có ống ngắm quang, màn hình lớn LCD 3 inch, zoom quang 6x (36 - 216 mm). Một số cải tiến đáng chú ý bao gồm việc nâng số điểm ảnh từ 10 lên 12 triệu, chíp xử lý hình ảnh từ DIGIC III lên DIGIC IV cộng với một số tính năng được cải tiến như 18 chế độ chụp định sẵn, chụp tự động thông minh Smart Auto và một loạt các công nghệ thời thượng đã trở nên thông dụng như Face Detection, Face Select và Track,🤡 i-Contrast, Motion Detection...
Canon A2100 IS không có ống ngắm quang. Ảnh: iTechnews. |
Dòng Axxxx (4 chữ số) series 2 tương tự như series 1 (với đại diện là A1000 IS và A1100 IS) mang phong cách thiết kế đơn giản và hướng tới người dùng ít thời gian bằng việc bỏ các tính năng chỉnh tay vốn có trên các dòng Axxx (3 chữ số) series 5, 6, 7, tăng cường các tính năng tự động. Đồng thời tay cầm được thiết kế gọn lại không lồi ra như của các phiên bản♓ trước, giúp bỏ túi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thiết kế tay cầm mới này vừa là ưu nhưng cũng vừa là nhược, bởi lẽ nó khiến cho việc cầm máy trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu những ai đã quen thuộc với các dòng Canon SD thì đây sẽ không còn là vấn đề lớn nữa.
Một cải tiến nhỏ nhưng chứng tỏ Canon cũng đã chịu khó lắng nghe các phản hồi về dòng máy ảnh bình dân của mình, đó là lỗ 🦩cắm chân máy đã được thiết kế bằng kim loại, tạo độ chắc chắn và vị trí cũng được chuyển ra phía trung tâm thay vì ở một phía như các phiên bản trước. Tuy nhiên, do dùng hai pin tiểu AA không có lẫy giữ, mà khe cắm thẻ lại cùng với nắp đậy pin, nên có một bất tiện nhỏ là khi thay card, pin tiểu rất dễ rơi ra khỏi máy.
Nằm phía trên đầu là nút nguồn, bánh xe chỉnh các chế độ chụp, vòng zoom bao quanh nút chụp ảnh. Phía sau là màn hình lớn 3 inch 230.000 điểm ảnh. Các nút chỉnh nhanh đèn, bù sáng, chế độ chân dung/phong cảnh hay tự động chụp cũng tương tự như phần lớn các dòng máy bỏ túi của Canon khác, đơn giản, trực quan và dễ dùng. Có lẽ xác định tự động hóa tối đa và không muốn làm rối trí người chụp nên nút chỉnh nhanh ISO đã bị bỏ đi. Nhưng bù lại nút in ảnh lại có thể lập trình để chỉnh nhiều chức năng, trong đó có cả ISO cho những người vẫn thích quan tâm ▨đến chức năng này.
Mặc dù không có ống ngắm quang, nhưng với màn hình lớn tới 3 inch chiếm phần 💞lớn diện tích phía sau máy, vấn đề chụp ảnh cũng sẽ không gặp trở ngại gì nếu không muốn nói là tiện dụng hơn. Chỉ có một bất tiện nhỏ là pin AA dung lượng 🌠không cao như pin Lithium nên phương pháp tiết kiệm pin bằng cách tắt LCD sẽ không áp dụng được trên phiên bản này. Nếu muốn có khung nhìn quang, người chụp có thể chuyển qua A1100 IS ra cùng thời điểm nhưng với zoom và màn hình kém hơn.
Màn hình 3 inch. Ảnh: iTechnews. |
Tự động một cách tối ưu là ưu điểm của chiếc máy này nên người dùng chỉ việc giơ máy ảnh lên là chụp. A2100 IS cung cấp Program với hàng loạt các chế độ chụp được lập trình sẵn với các thông số tối ưu. Kể cả khi tự động hoàn toàn - auto, Canon cũng tìm cách cải tiến với tính năng Smart Auto tự động xác định độ sáng, tương phản, khoảng cách đối tượng, từ đó sẽ chuyển một trong số 18 chế độ chụp mặc định tích hợp, đáp ứng hầu hết mọi hoàn cảnh trong thực tế và nhiều hơn của các đối thủ khác trên thị trường. Chức năng Easy Mode cũng được cải tiên so với các phiên bản trước và tương tự như Smarജt Auto, giúp người chụp không cần nhớ gì đến các thông số phức tạp ngoài việc tập trung vào chụp ảnh.
Tính năng chống rung quang học giờ đây đã trở thành tiêu chuẩn trên những máy ảnh bỏ túi đời mới nên việc A2100 có IS cũng không có gì là ngạc nhiên. Chống rung ở ba chế độ, Continuous chống rung liên tục, Shooting chỉ chống rung khi chụp và Panning khiꦫ lia máy ảnh, A2100 IS hỗ trợ chống nhòe ảnh khá hiệu quả trong thực tế dù nếu bật liên tục chức năng này sẽ ảnh hướng đến thời lượng sử dụng pin của máy. Hỗ trợ cho hệ thống chống rung quang học là chức năng nhận diện chuyển động Motion Detection (thường được coi là chống rung kỹ thuật số) với khả năng tăng ISO lên giá trị thíꦕch hợp để loại bỏ nhòe ảnh.
Canon A2100 IS có thời gian đáp ứng nhanh. Ảnh: Letsgodigital. |
Thời gian từ lúc khởi động đến lúc chụp của A2100 IS khá nhanh, chừng 1,5 giây và thời gian zoom từ góc rộng đến hết tiêu cự mất chừ💃ng 3 giây. Thời gian lấy nétไ trong điều kiện đủ sáng rất nhanh chóng và chính xác như tiếng tăm vốn có của Canon. Tuy nhiên, tốc độ chụp liên tục chưa được ấn tượng với chỉ 1,1 khung hình/giây ở độ phân giải cao nhất (kém hơn so với tốc độ 1,3 ở phiên bản A2000). Bù lại, khi chụp có đèn, thời gian hồi pin của A2100 IS vượt trội hơn, chỉ khoảng 3 giây giữa hai lần chụp.
Khi chụp ở độ phân giải cao nhất, A2100 IS cho ảnh ở mức khoảng 3 MB. Chất lượng ống kính khá tốt, xử lý hiệu quả hiện tượng viền tím. Đèn flash tỏ ra phát huy tốt khi chụp trong nhà với mức độ sáng phù hợp và không quá chói. Chức năng Macro khá thú vị khi cho phép chụp gần đối t𝓰ượng tới 1 cm. Tuy nhiên, A2100 IS cũng như các máy bình dân khác, không khắc phục được hiện tượng nhiễu hạt khi chụp ở ISO mức cao.
Canon A2100 IS dùng pin AA, dung lượng không cao như pin Lithium. Ảnh: Letsgodigital. |
Ưu và nhược
Với tiêu chí máy móc giúp đỡ con người, phiên bản A2100 IS tiếp nối dòng Axxx hỗ trợ người mới dùng máy ảnh𝐆 bằng các tính năng tự động hóa tối đa. Cùng với độ phân giải lớn 12 triệu điểm ảnh, zoom khá hợp lý dù vẫn chưa thật rộng như các model của đối thủ (36 – 216 mm) và màn hình lớn 3 inch, A2100 IS cho chất lượng ảnh xuất sắc trong điều kiện đủ sáng. Các điều kiện thiếu sáng hay chụp chuyển động thì chất lượng ảnh cũng ở mức chấp nhận được nhờ sự trợ giúp của các tính năng hỗ trợ.
Chụp liên tục không phải là thế mạnh của phiên bản này khi chỉ dừng ở 1,1 khung hình/giây nhưng có vẻ như tính năng này cũng không nhiều người dùng quan tâm lắm. Tay cầm cải tiến do không ít người cho là khó cầm nhưng thực tế lại khiến cho A2100 IS nhỏ gọn và dễไ dàng đút túi khi đi du lịch hơn. Có thể nói A2100 IS cũng đáng đồng tiền bát gạo so với giá cả và cấp độ của nó trên thị trường.
* Xem thông số kỹ thuật của Canon PowerShot A2100 IS. | ||
|
Nguyễn Hà (theo Photography Blog)