Ngày 7/10, Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố Abdulrazak Gurnah được trao giải vì "sự thâm nhập không khoan nhượng và đầy trắc ẩn ♛sâu vào những hệ quả của chủ nghĩa thực dân v📖à số phận những người tị nạn lưu vong giữa các nền văn hóa và lục địa". Ông sẽ nhận phần thưởng 10 triệu krona Thụy Điển (25,9 tỷ đồng).
Abdulrazak Gurnah đang ở trong bếp khi được ông Mats Malm - Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển - thông báo về giải thưởng. Ông nghĩ đó là một trò đùa, cần một chút thời gian để kiể♕m tra thông tin. Nhà văn nói vài tuần trước, ꦇông vẫn nghĩ ai sẽ là người đoạt giải. "Thật tuyệt vời. Đó là một giải thưởng lớn, với hàng loạt những tác giả vĩ đại. Tôi đang tiếp nối điều đó".
Alexandra Pringle của nhà xuất bản Bloomsbury - biên tập viên gắn bó với Abdulrazak Gurnah nhiều năm -🌠 nói giải thưởng xứng đáng với ông, một nhà văn trước đây chưa được công nhận. Bà nhận xét văn chương của ông "đẹp đẽ và nghiêm túc, đồng thời cũng hài hước, tử tế và nhạy cảm".
Rời Tanzania năm 1968, khi tròn 20 tuổi, cuộc sống xa quê tạo cho Abdulrazak Gurnah nhiều cảm hứng sáng tác. Anders Olsson, Chủ tịch Ủy ban Nobel cho biết các tiểu thuyết của ông, từ sách đầu tay Memory of Departure đến tác phẩm gần nhất - Afterlives, đều "tráng lệ", khiến người đọc mở rộng tầm mắt về ꦰnền văn hóa Đông Phi vốn còn xa lạ với t🐭hế giới.
Nhà phê bình văn học Bruce King cho rằng trong văn chương của ông, người châu Phi luôn là một phần của thế giới rộng lớn 𒅌hơn, đang thay đổi. C♉ác nhân vật của ông phải từ bỏ gốc gác, không thành công ở nước ngoài, chịu sự xa lánh, cô đơn. Trong hoàn cảnh đó, họ thường đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của gia đình, quê hương.
Tiểu thuyết đầu tay Memory of Departure ra đời năm 1987, nói về Hassan Omar, cậu thiếu niên lớn lên trong gia đình nghèo ở vùng biển Đông Phi. Sống cạnh người cha say xỉn, gia trưởng, anh trai và em gái phóng túng, người mẹ cam chịu, cuộc sống của Hassan Omar dần rơi vào ngõ cụt. Không được đi học, Hassan Omar đến Nairobi (thủ đô Kenya) ở cùng chú, với hy vọng ông ta trả lại tài sản thừa kế hợp pháp của mẹ mình. Trang Publisher Weekly đánh giá tiểu thuyết ngắn nhưng chứa đầy cảnh kịch tính, hấp dẫn, thể hiện ý thức vươn lên của người dân châu Phi, thông qua nhân vật chính Hassan Omar. Còn nhà xuất bản Bloomsbury giới thiệu ꧟tác phẩm "kịch liệt, hài hước và sắc sảo".
Paradise, cuốn sách ra đời năm 1994, từng được đề cử giải Booker, viết về cậu bé Yusuf, sinh ra tại một thị trấn hư cấu ở Tanzania, đầu thế kỷ 20. Cha của Yusuf là một chủ khách sạn và mắc nợ một thương gia Saudi Arabia giàu có, buộc phải gán nợ con mình làm đầy tớ. Yusuf theo chủ nợ đến các vùng Trung Phi, lưu vực Congo làm ăn, gặp nhiều nguy hiểm. Khi đoàn quay trở lại Đông Phi, Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Yusuf buộc phải nhập ngũ. Sách được đón nhận khi xuất bản. Trên tờ The Independent, Anita Ma🤡son mô tả tiểu thuyết "nhiều 💫lớp lang, bạo lực, đẹp và kỳ lạ".
By the Sea cũng là tác phẩm được đánh giá cao của Abdulrazak Gurnah. Theo trang Boston Review, truyện được kể dưới góc nhìn của một nhân viên hải quan, cảnh báo một người tị nạn châu Phi về cuộc sống ở phương Tây trước khi anh ta nhập cảnh vào Anh. Anh ta đã tịch thu một hộp hương mà người kia mang theo từ quê nhà. Cuốn sách đan xen nhiều câu chuyện giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, đưa người đọc du ngoạn vào hành trình ký ức và lịch sử của Ấn Độ Dương. Người tị nạn trong câu chuyện không phải nạn nhân duy nhất của chiến tranh. Cuộc gặp của anh ta với những người đồng cảnh ngộ mở ra thêm nhiều ♎câu chuyện bi kịch khác.
Cuối cùng, nhân vật trong câu chuyện nỗ lực có tiếng nói trong cộng đồng để định danh cho anh ta và quê hương của mình. Biên tập viên Alexandra Pringle xúc động chi tiết người đàn ông lưu vong tay không đến sân bay ở London (Anh), chỉ mang theo một chiếc hộp hương làm kỷ vật. Candida Clark của tờ The Guardian gọi tác phẩm là "thiên anh hùng ca", "một bức tranh về 𝓡lịch sử, văn hóa".
Afterlives, tiểu thuyết mới nhất của ông, xuất bản năm ngoái, kể về Ilyas, cậu bé châu Phi bị quân đội Đức cướp khỏi cha mẹ, trở về quê nhiều năm sau khi tham gia cuộc chiến chống lại chính đồng hương của mình, được tờ The Guardian ca ngợi "hấp dẫn".
Ở tuổi 73, Nobel chưa hẳn là chặng dừng trong sự nghiệp của Abdulrazak Gurnah. Trong cuộc trò chuyện với Adam Smith - đại diện Ủy ban Nobel về giải thưởng, ông nói sáng tác văn chương là một niềm vui. Trong một bài phỏng vấn trên tờ Magill, ông nói luôn xâꦓy dựng cốt truyện chặt chẽ,♔ nghiêm túc khi viết lách.
Trước khoảnh khắc đại diện Viện Hàn lâm công bố tên người thắng giải Nobel, trên mạng xã hội, nhiều độc giả gọi tên Margaret Atwood, Ngugi wa Thiong’o và Haruki Murakami. Sau khi tên Abdulrazak Gurnah được xướng lên, nhiều người ngỡ ngàng vì chưa từng nghe tên ông. 2.895 người trả lời trên trang web của giải rằng họ chưa đọc một cuốn sách nào của người thắng cuộc. Tuy nhiên, trên Twitter, một số người cho rằng gi💫ải thưởng của ông sẽ là nguồn động lực với các cây bú🌊t trẻ ở châu Phi, đồng thời thể hiện nỗ lực đa dạng hóa bản sắc của Ủy ban Nobel.
Hà Thu