Italy đang chứng kiến đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu với hơn 200 ca nhiễm và 7 người tử vong. 1ꦉ1 thị trấn phong tỏa, trường học đóng cửa, các trận bóng bị hủy, cửa hàng trống trơn, chính quyền khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà, trong khi các cửa hàng bị vét sạch vì nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm tăng cao.
Những tin tức đáng báo động về nCoV đã thổi bùng nỗi hoảng loạn và tình trạng phân biệt đối xử ở quốc gia châuℱ Âu này. Người Italy điên cuồng tìm kiếm thông tin về "Bệnh nhân số 0", người đầu tiên mang virus vào đất nước, trong khi truyền thông nước này mô tả nó như mộ🐓t cuộc "săn người".
Nhiều người nhanh chóng qꦿuy kết một người đàn ông 41 tuổi ở tỉnh Lodi, vùng Lombardia là "Bệnh nhân số 0", ཧsau khi ông này nhập viện với các triệu chứng tương tự viêm phổi và từng tới Trung Quốc. Gia đình người đàn ông này chỉ "thở phào" khi tất cả xét nghiệm của ông đều cho kết quả âm tính với nCoV.
Trong lúc Italy chưa tìm ཧra "Bệnh nhân số 0", các cộng đồng người Hoa và gốc Á ở nước này trở thành đối tượng bị công kích, bị tẩy chay, đe dọa hoặc thậm chí tấn công. Matteo Salvini, lãnh đạo đảng cựu hữu nước này, kêu gọi đình chỉ mọi hoạt động đi lại giữa Italy và Trung Quốc. Trong một tuyên bố sau đó, ông cũng kêu🎐 gọi đóng cảng biển với người nhập cư từ các nước châu Phi.
Định kiến đối với cộng đồng người Hoa giữa dịch Covid-19 là vấn đề phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Mỹ, cư dân tránh tới quán ăn ở khu phố người Hoa ở các thành phố lớn. Nhưng đặc biệt ở Italy, những kiểu phân bi🅺ệt đối xử như vậy luôn tồn tại.
Cách phản ứng của người Italy v🎃ới dịch bệnh khiến người ta nhớ lại đại dịch "Cái chết Đen" từng hoành hành ở châu Âu cách đây hàng trăm năm, thậm chí tại chính những thị trấn đang bị phong tỏa của Italy.
"Cái chết Đen" là thuật ngữ để chỉ bệnh dịch hạch tàn phá Itꦗaly và nhiều nước châu Âu hồi thế kỷ 17. Vào thời điểm đó, không nơi nào chứng kiến làn sóng kích động như ở Milan, chủ yếu là do thuyết âm mưu từ những năm 1300 rằng kẻ xấu cố tình truyền bệnh thông qua thuốc mỡ và bột mà họ lén bôi lên mọi người, lên cánh cửa hay trên t⭕ường. Những người này được gọi là "untore", người xức dầu, hay có thể hiểu là người lây bệnh và trở thành mục tiêu tấn công của đám đông.
Mặc dù không có căn cứ đáng tin cậy nào, lời buộc tội nhắm vào các "untore" đó vẫn có sức mạnh ghê gớm: Đối tượng đầu tiên bị nhắm tới vào giữa thế kỷ 14 là cộng đồng người Do Thái. Người châu Âu cáo buộc người Do Thái muốn giết tấtꦍ cả người theo đạo Kitô bằng cách lây nhiễm dịch bệnh. Ngay cả khi Giáo hoàng ra tuyên bố rằng người Do Thái không phải là đối tượng làm lây lan dịch bệnh, đám đông vẫn không dừng lại.
Chưa đầy hai thế kỷ sau, bệnh dịch hạch lan tới Milan. Nhiều người lan truyền ꦅtin đồn rằng có những kẻ mang theo lọ dầu chứa mầm bệnh dịch hạch đi lại khắp nơi.
"Dagli! A💞ll'untore!", lời ཧkêu gọi hành hung "untore", phổ biến ở Italy đến mức tới giờ nó vẫn được xem là cách nói chung của người dân nước này để chỉ việc tấn công ai đó vì một lý do bịa đặt.
Người Italy không lạ lẫm gì với giai đoạn đó, bởi nó từng được đưa vào cuốn tiểu thuyết nổi tiếng꧂ của Alessandro Manzoni năm 1828 "I Promessi Sposi" (Người được đính hôn) và được đưa vào sách giáo khoa nước này. Trong tiểu thuyết đó, Manzoni đã viết về sự kích động tập thể xuất hiện trong thời kỳ bệnh dịch hạch bùng phát.
Dường như những người Italy từng được học về giai đoạn lịch sử này lại đang lặp lại cơn ác mộng đó. Giống như người Do Thái thế kỷ 14 và những "untore" không có thật ở thế kỷ 17, người gốc Á ở Italy đang trở thành mục tiêu phân biệt đối xử và bị tấn công trong thế kỷ𝓀 21.
"Khi không còn được lýꦓ trí và lòng khoan dung ngăn cản, nghi ngờ và ác cảm sẽ khiến mọi người nghĩ rằng những người bất hạnh nhất là kẻ có tội, chỉ dựa vào những thông tin mơ hồ và cáo buộc thiếu suy xét nhất", Manzoni từng viết trong tác phẩm của mình.
Thanh Tâm (Theo Quartz)