Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng với mức lãi trước thuế 9.028 tỷ đồng, hoàn thành 60% kế hoạch cả năm và tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý II, ACB ghi nhận lợi nhuận 4.900 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ 2021. Đây là mức tăng trưởng lợi nhuận cao so với mặt bằng ngành trong nửa 🀅đầu năm nay.
Các khoản thu từ hoạt động tín dụng, dịch vụ ngoại hối đều tăng trưởng so với cùn🐻g kỳ. ACB cũng ghi nhận khoản lãi khác 655 tỷ, tăng hơn 450% so với nửa đầu năm trước, chủ yếu nhờ thu hồi được các khoản nợ x♈ấu.
Bên cạnh đó, thay vì phải tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng như phần lớn ngân hàng, ACB lại gh🅷i nhận khoản hoàn nhập dự phòng 270 tỷ đồng. Áp lực trích lập nhẹ gánh trong nửa đầu năm là yếu tố quan trọng tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, chi phí hoạt động của nhà băng này tăng hơn 42% so với cùng kỳ lên hơn 4.850 tỷ (cùng kỳ năm ngoái phần chi phí thấp hơn do được khấu trừ 600 tỷ đồng nhờ thu hồi khoản phải thu của nhóm khách hàng đặc biệt).
Tính đến hết quý II, dư nợ tín dụng của ACB đạt 396.00♕0 tỷ đồng, tăng trưởng 9,3% so với đầu năm, sử dụng gần hết room tín dụng được cấp.
Xét về chất lượng tài sản,✅ nợ có khả năng mất vốn tại ACB (nợ nhóm 5) tăng 💙gần 60% so với đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ của ngân hàng giảm từ 0,78% hồi đầu năm xuống còn 0,76%.
Hiện nay, dư nợ tái cơ cấu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid giảm gần 25% so với đầu năm xuống 13.000 tỷ đồng, chiếm 3% tổng dư nợ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB cũng giảm 🃏từ 206%🍌 hồi đầu năm xuống hơn 180%.
Tại ACB, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cũng kém hơn khi giảm về 25%, gần tương đương cuối năm 2021, theo xu hướng chung của thị trường. Điều này xuất phát từ dòng tiền của khách hàng dịch chuyển sang các kênh đầu tư chứng khoán và rút về phục vụ sản xuất kinh doanh khi doanh ngౠhiệp gặp khó vay vốn ngân hàng trong bối cảnh hầu hết nhà băng đều chạm trần tín dụng.
Quỳnh Trang