Sự kiện trao giải vừa diễn ra tại Hà Nội vào ngày 16/3. The Asian Banker đánh giá Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) có lợi thế về mô hình quản trị rủi ro, tác động tích cực đ💫ến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong năm 2022. Cụ thể, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings điều chỉnh nâng xếp hạng hỗ trợ chính phủ (GSR) của ACB từ mức B lên B+, đồng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài ꦇhạn (long term IDR) ở mức BB-, triển vọng ổn định.
ACB duy trì nợ xấu (NPL) ở m🔯ức dưới 1% liên tục trong 7 năm liền và tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, đạt 159% vào cuối năm 202𝔍2. Tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 11,2% (năm 2021) lên 12,8% (năm 2022), cao hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức xếp hạng tài chính cũng nhìn nhận việc thân trọng trong các hoạt động đã giúp ACB phản ứng nhanh vớ✃i các rủi ro ngắn hạn, định hướng tốt hơn cho các rủi ro trong thời gian từ 3-5 năm, khả năng dự báo tác động có thể xảy ra trong vòng 10-20 năm tiếp theo.
"Đây 𝓀là điểm của ACB được The Asian Banker đánh giá cao nhất trong bối cảnh các ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều biến động", đại diện tổ chức cho biết.
Ông Võ Văn Hoàng - Giám đốc quản lý rủi ro (CRO), đại diện ACB chia sẻ, chiến lược phát triển của ngân hàng🦄 là cân bằng giữa mục tiêu về an ✱toàn hoạt động với tăng trưởng kinh doanh. Doanh nghiệp đang tích hợp số hóa trong mô hình quản trị rủi ro và đạt được một số thành công ban đầu.
"Ứng dụng dữ liệu v♊à công nghệ trong quản trị rủi ro được ngân hàng xem là trọng tâm trong định hướng phát triển.🍌 Chúng tôi hiện áp dụng số hóa vào quy trình phát hành bảo lãnh, quản lý rủi ro mô hình và các rủi ro mới nổi", ông Hoàng nói.
Thành lập năm 1996, The Asian Bank là tổ chức đánh giá và x𝄹ếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính châu Á. Năm 2022, đơn vị đã đánh giá chi tiết hiệu quả hoạt 💎động hơn 100 tổ chức tài chính bán lẻ trong khu vực.
Hoàng Khải