Trong buổi họp báo chiều 31/10 tại Hà Nội, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố Chiến lược đối tác quốc gia (CPS) với Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, trong 3 năm tới, ADB có thể cho Việt Nam vay gần 3,9 tỷ USD cùng khoản hỗ trợ🌃 kỹ thuật hơn 24 triệu USD không hoàn lại. Con số này không thay đổi nhiều so với cam kết giai đoạn trước đó (2007 đến 2010).
Khoản tiền cho vay 3,9 tỷ USD lần này sẽ khôn♈g cố định. ADB cho biết đây mới là đề xuất chờ sự phản hồi từ phía Chính phủ Việt♚ Nam. Ngoài ra, nếu kết quả của các dự án cho vay hiện tại được thực hiện tốt, khả năng cho vay trong tương lai cũng sẽ mạnh hơn.
Ngân hàng Phát triển châu Á đang hỗ trợ 25 triệu USD cho việc nâng cấp đường quốc lộ 9 nối thành phố Đông Hà, Quảng Trị đến biên giới Việt Lào. Đây chỉ là một trong các dự án giao thông sử dụng vốn vay của ADB hiện nay. Ảnh: ADB |
Nếu như trong thời kỳ 2007-2010, nguồn vốn ADB chủ yếu tập trung vào tăng trưởng kinh tế thì nay, giao thông, giáo dục, năng lượng, tài chính, nông nghiệp, cấp nước là những lĩ🎀nh vực được ưu tiên. Trong đó, giao thông là ưu tiên số một, chiếm 34% trên tổng số tài tr🥃ợ.
Theo đánh giá của ADB, những năm qua Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định, lọt vào nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp, với tổng sảඣn phẩm quốc nội theo đầu người từ 843 USD năm 2007 lên 1.409 USD năm 2011. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cản trở đối với nền kinh tế như tình trạng nghèo và bất bình đẳng giữa các bộ phận dân chúng, tăng trưởng GDP cao nhưng kèm theo 💙đó là lạm phát cao.
Chiến lược quốc gia của ADB khẳng định cam kết ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam về mục tiêu ti🐬ến tới𝔉 quốc gia có thu nhập trung bình ở mức cao qua ba trụ cột chính là tăng trưởng toàn diện, nâng cao hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường.
Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam 💙chia sẻ rằng khi tiến lên thành một nước có thu nhập trung bình, Việt Nam phải chấp nhận việc ODA sẽ ngày càng ké🎶m ưu đãi hơn và ít dần đi. Ngoài ra, riêng đồng vốn ODA thôi thì không đủ để phát triển kinh tế. Việt Nam cần thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân, để huy động và phát huy hiệu quả đồng vốn từ khu vực này.
Trong mắt những người lãnh đạo ADB, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên họ không quên cảnh báo về những đối thủ đang nổi lên như Myanmar, cũng có các lợi thế nhân công nhiều, chi phí rẻ. "Do🌃 đó, Việt Nam sẽ phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường môi trường đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống giáo dục nhằm tăng sức cạnh tranh", ông Giám đốc của ADB Việt Nam nhận định.
Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết tính đến 31/3/2012, danh mục của ADB dành cho Việt Nam gồm 59 khoản vay và 48 dự án hỗ trợ kỹ thuật đạt giá trị ròng là 7,1 tỷ USD. Trong đó 3,4 tỷ USD (54%) đã được dự chi và 1,7 tỷ USD (24%) đã được giải ngân. ADB nhận định trong giai đoạn trước, tình hình thực hiện dự án không được tốt, nhất là từ 2006 đến 2009 do tiến độ trao thầu và giải ngân bị ảnh hưởng bởi những chậm trễ khởi đầu hay phức tạp trong giải phóng mặt bằng và tái định cư. Sang năm 2011, hiệu quả hoạt động hàng năm mới được cải thiện, với tỷ lệ giải ngân tăng lên 16,1% so với 12,3% của năm 2010.
Trong các dự án cho vay, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục có hiệu quả hoạt động tốt hơn cả. Các dự án nông nghiệp, y tế, cấp nước, cơ sở hạ tầng thường chậm trễ lúc đầu nhưng đều tiến triển tốt sau 2-3 năm. Riêng lĩnh vực năng lượng và giao🎐 thông có một số dự án chậm hơn các dự án khác. Chậm trễ thường diễn ra trong quá trình mua sắm đấu thầu, hay gặp khó khăn về giá cả leo thang, giải ph🅰óng mặt bằng. |
Thanh Bình