Những thay đổi trên được đưa ra trong Báo cáo cập nhật triển vọng Kinh tế châu Á (ADOU) 2016 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Theo đó, ADB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2016 sẽ là 6% và năm 2017 là 6,3%. Hồi tháng 3, ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định năm ꦜnay, khi tăng trưởng 6,7% - bằng năm ngoái. Dù vậy, sang 2017, tốc độ này sẽ chỉ còn 6,5%.
Ông Eric Sidgwick - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam - nhìn nhận, hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp, đã làm chậm nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm nay, nhưng các ngành khác có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Lĩnh vực chế tạo tăng trưởng hai con số do các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài mới đẩy mạnh sản xuất, và tăng trưởng trong ngành dịch vụ do thương mại trong nước gia tăng, ngân hàng tăng cường cho vay và du khách đ꧂ến Việt Na🧜m tăng 25%.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được kỳ vọng tích cực trong 6 tháng cuối năm, nhờ sự♐ gia tăng mạnh hơn của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước. Bên cạnh đó, sự phục hồi nhẹ trong nông nghiệp và việc đẩy mạnh giải ngân các khoản chi đầu tư cơ bản trong các chương trình đầu tư cơ sở hạ🌠 tầng quốc gia cũng khiến kinh tế tích cực hơn.
Báo cáo nhấn mạnh rằng mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tương đối tốt trong bối 𓄧cảnh có nhiều thách thức. Một trong số đó là việc các ngân hàng tăng cường cho vay càng khiến những nỗ lực thắt chặt quy định của khu vực tài chính thêm cần thiết. Những nỗ lực nàyꦑ sẽ được hỗ trợ bởi việc áp dụng dần dần các tiêu chuẩn điều tiết khắt khe hơn – Basel II trong vòng 12-18 tháng tới.
Hơn nữa, để giảm nhẹ áp lực nợ công, ADB cho rằng cần củng cố chính sách tài khóa theo hướng tạo thuận lợi cho tăng trưởng, bao gồm hợp lý hóa chi thường xuyên và thắt chặt chi phí tiền lương cho khu vực công. Tỷ l𒁏ệ chi hành chính trên tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức trung bình 8% trong giai đoạn 2007-200🍸9 lên tới 11% trong giai đoạn 2013-2016.
6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đạt mức thặng dư💙 thương mại hàng hóa lớn, ước tính tương đương 8,2% GDP. Đây là bước cải thiện đáng kể so với năm 2015, phản ánh sự tăng trưởng tiếp tục trong xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu giảm bớt.
Ông Sidgwick nói thêm: “Mặc dù thành tích thương mại ấn tượng của Việt Nam đ🍸ược kỳ vọng sẽ tiếp diễn, song nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm hơn nữa của các nền kinh tế công nghiệp chủ đạo, hoặc mức tăng trưởng thấp ngoài dự kiến của Trung Quốc – một đối tác thương mại ngày càng quan trọng của Việt Nam”.