Triển⛎ vọng này thấp ꧃hơn so với mức dự báo 5,2% được ADB đưa ra hồi tháng 4.
ADB đánh giá, khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau Covid-19, nhiều quốc ♕gia đang nới lỏng các hạn chế đi lại, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất kh🅰u vực tác động đến quá trình này.
Theo số liệu mới công bố, GDP Trung Quốc tăng 0,4% trong quý II, chậm hơn mức dự báo 1% được nhiều nhà phân tích đưa ra trước đó. Sản xuất công nghiệp trong tꦜháng 6 cũng tăng chậm hơn, với 3,9% so với năm ngoái. Quý II là thời điểm nước này hứng chịu đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất từ đầu 2020. Để kiểm soát dịch, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các lệnh phong toả nghiêm ngặt, tác động đến việc di chuyển, cung ứng h♉àng hoá.
Kinh tế trưởng của ADB Albert Parkꦆ nhận định, tác động của đại dịch lên kinh tế đã giảm trên hầu hết khu vực châu Á, nhưng còn lâu các nước mới đạt được trạng thái phục hồi hoàn toàn và bền vữnಌg.
Bên cạnh tăng trưởng trì trệ của Trung Quốc,🌸 hậu quả của căng thẳng giữa Nga - Ukraine đã làm gia tăng áp lực lạm phát, khiến các ngân hànꦺg trung ương trên khắp thế giới phải tăng lãi suất, từ đó kìm hãm tăng trưởng. Do vậy, điều quan trọng là giải quyết tất cả những bất ổn toàn cầu này – vốn đang tiếp tục tạo ra nguy cơ với công cuộc phục hồi của khu vực.
ADB cho biết, kinh tế của Trung Quốc được 𓃲dự báo tăng trưởng 4% trong năm nay, so với mức 5% theo dự báo trước đây. Dự báo GDP Ấn Độ cũng bị giảm từ 7,5% xuống còn 7,2% trong bối cả𝓡nh lạm phát cao hơn dự kiến và thắt chặt tiền tệ.
Lạm phát ở các nước châu Á đang phát triển và khu vực Thái Bình Dương được dự báo tăng lên 4,2%, so với mức trước đó là 3,7%. Tuy nhiên, xét tổng thể, áp lực♏ lạm phát trong toàn khu vực vẫn thấp hơn các nơi khác trên thế giới.
Đối với năm 2023, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu v💞ực từ 🐽5,3% xuống còn 5,2%, trong khi nâng dự báo lạm phát từ 3,1% lên 3,5%.
Trong khi đó, dự báo tăng trưởng cho một số tiểu vùng đã được nâng lên. Triển vọng của Đông Naඣm Á đã tăng từ 4,9% lên 5% trong bối cảnh nhu cầu nội địa tăng cao nhờ việc nới lỏng các hạn chế do Covid-19.
Với Việt Nam, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng ở mức 6,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023. Theo đó, tăng trưởng tại Việt Nam được thúc đẩy nhờ thương mại tiếp tục mở rộng, sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của lĩnh vực sản xuất chế tạo, đi lại trong nước và giải ngân vốn đầu tư công. Giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, đặc biệt là giá dầu toàn cầu, sẽ làm tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, nguồn cung lương♐ thực dồi dào tại Việt Nam sẽ giúp giảm bớt tình hình trong năm 2022. Do vậy, dự báo lạm phát là không thay đổi so với trước đó, ở mức 3,8% cho năm 2022 và 4% cho năm 2023.
Đức Minh