Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sáng nay công bố Báo cáo cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADO 2020). Trong ♔đó, tổ chức này tiếp tục điều chỉnh GDP Việt Nam năm 2020 lần thứ ba xuống 1,8%, giảm lần lượt 3 và 2,3 điểm phần trăm so với lần công bố hồi tháng 4 và tháng 6.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc g🐭ia ADB tại Việt Nam nhận xét, tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do Covid-19 đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến.
Tiêu dùng nội địa dự báo tiếp tục ở mức thấp nguyên nhân là thu nhập hộ gia đình, doanh nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Đầu tư tư nhân vẫn yếu và đầu tư nước ngoài liên quan đến thương mại tiếp tục 🔯giảm.
Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp gặp khó khăn kép khi thời tiết khắc nghiệt, nhu cầu cả bên ngoài và nội địa đều yếu. Khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo bị kìm hãm do xuất khẩu yếu, lệnh hạn chế đi lại và cầu nội địa giảm. Lạm phát c🍸ó thể bị đẩy lên do giá hàng hoá cơ bản, thanh khoản tăng do đẩy nhanh đầu tư công. Tuy nhiên, tổ chức này cho rằng lạm phát sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn so với mục tiêu 4% do tình trạng tăng trưởng và chi tiêu thấp vẫn kéo dài.
Tỷ lệ thất nghiệp có khả năng thất nghiệp tăng, theo ⛦ADB. Nghiên cứu chung giữa ABD v🌟à Tổ chức Lao động quốc tế dự đoán 548.000 lao động trẻ của Việt Nam mất việc nếu Covid-19 kéo dài. Con số này là 370.000 người ngay cả khi đại dịch được không chế hiệu quả.
ADB nhận định triển vọng kinh tế của Việt Nam trước mắt có nhiều khó khăn trong bối cảnh suy ܫthoái kinh tế toàn cầu và sự suy giảm trong nước xấu hơn dự kiến. Tuy nhiên, Việt🎶 Nam vẫn được nhìn nhận là tăng trưởng vững vàng.
"Điều này có được phần lớn là nhờ sự thành công trong việc kiểm soát sự lây lan của C🐟ovid-19. Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường chi tiêu công và những cải cách về môi trường kinh doanh", ông Andrew bình luận.
Phía ADB cũng đánh giá trong trung và dài hạn, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn tích cực. Việc Việt Nam tham gia vào nhiều các hiệp định thương🌼 mại song phương, đa phương sẽ giúp nền kinh tế phục hồi. Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng sang các quốc gia có chi phí thấp hơn. Năm 2021, ADB ước tính GDP Việt Nam đạt 6,3%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự bá🌳o trước đó.
Do tác động của Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã dự kiến hạ mục tiêu tăng trưởng. Tại𓆏 phiên họp đầu tháng 9, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ước tính GDP cả nă𝔍m đạt 2% và có thể là 2,5% nếu điều kiện cho phép. Còn tăng trưởng năm 2021 ước khoảng 6,7%.
Trong báo cáo điểm lại hồi tháng 7, Ngân hàng Thế giới (W꧋orld Bank) đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho Việt Nam. Ở kịch bản tích cực, GDP Việt Nam năm 2020 đạt 2,8% và đạt 6,8% trong năm 2021. Các con số này lần lượt là 1,5% và 4,5% trong điều kiện bên ngoài kém thuận lợi hơn.
Phương Ánh