Nhiều du khách đến Ai Cập gặp phiền toái khi những ngườ⛦i bán hàng rong ép mua hàng hay chào mời cưỡi lạc đà.
Mới đây, chính phủ Ai Cập thông qua điều luật cho phép phạt tới 10.000 EGP (hơn 12,8 triệu đồng) bất cứ ai bị phát hiện làm phiền du khách "với ý định ăn xin hoặc quảng🥀 cáo, bán hàng hoặc mời chào một thứ hàng hóa hay dịch vụ".
Điều luật này nhằm thắt chặt tình trạng chèo kéo du khách trước mùa cao điểm. Chính phủ Ai Cập hy vọng sẽ bảo vệ ngành du lịch mang lại nhiều lợi nhuận của nước này (chiếm tới 12% giá trị nền kinh tế🦩).
Oscar Saleh, người mở dịch vụ cưỡi lạc đà cho khách tới kim tự tháp Giza, phủ nhận tình trạng trên. "Dù đến thăm bảo tàng Ai Cập hay tham quan kim tự tháp, sẽ chẳng ai làm phiền bạn", anh trả lời Guardian ngày 24/4.
Một hướng dẫn viên giấu tên tại thành phố Luxor nhận định luật mới nhắm vào những người đang phải "đấu tranh để kiếm ăn, n🍬uôi sống gia đình". "Tôi chưa từng thấy điều luật nào đạt được kết quả ở đây", người này cho biết.
N༒hiều đại biểu quốc hội và cựu nhân viên chính phủ cảm thấy mức phạt cần được tăng mạnh hơn, lên tới 20.000 EGP (hơn 25,6 triệu đồng).
Zahi Hawass, cựu Bộ trưởng Bộ Cổ vật, phát biểu tại một buổi tọa đàm ngày 23/4: "10.000 EGP là không đủ. Cần phải vừa phạt tiền vừa có án tù, bởi những người này đang làm hại nguồn thu của đất nước", theo đài DMC.
Trong những năm gần đây, lượng༒ khách quốc tế đến Ai Cập giảm mạnh từ mức 14,7 triệu lượt vào năm 2010, do hàng loạt bất ổn về chính trị 2011- 2013. Mọi♍ chuyến bay từ Nga hay Anh tới thị trấn nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh đều hủy bỏ, sau khi một máy bay chở khách của Nga bị khủng bố bắn hạ tại Ai Cập hồi tháng 10/2015.
Tuy nhiên, ngành du lịch nước này đã phục hồi từ năm 2017, với 8,3 triệu lượt khách so với 5,4 triệu 🦩lượt vào năm trước đó. Vào đầu tháng 3🐬 năm nay, những chuyến bay từ Nga tới Cairo được nối lại.
Du khách liều mạng trèo lên đỉnh kim tự tháp Giza. Video: Andrej Ciesielski.