Trả lời:
Nhiều người băn khoăn việc bản thân không ăn uống hay tiếp xúc các thực phẩm có cồn nhưng khi thổi nồng độ cồn vẫn dương tính. Trường hợp này có thể gọi là cồn nội sinh - tức cồn do cơ thể tự sinh ra. Thực tế, cơ thể mỗi người đều có nồng độ cồn tự nhiên, dù rất nhỏ. Glucose được cho là nguồn năng lượng ưa thích của nấm men và vi khuẩn cũ𝐆ng như đối với con người. Khi chúng vào cơ thể, quá trình chuyển hóa khác nhau sẽ phát sinh lượng cồn.
Một số trường hợp có khả năng cao gây cồn nội sinh bao gồm người bệnh gặp các vấn đề chuyển hóa, người🔥 có các bệnh lý đường tiêu hóa, đường mật, xơ gan, đái tháo đường, một số loại nấm men và có mặt ở niêm mạc của cơ thể cũng gây cồn nội sinh.
Bệnh viện có thể kiểm tra cồn nội sinh bằng cách test carbonhydrat, tức là bác sĩ sẽ cho uống một lượng glucose nhất định, sau đó định lượng lại nồng độ cồn trong máu. Nếu kết quả thấy nồng độ cồn xuất hiện và tăng lên, có thể là hiện tượng cồn nội sinh. Ngược lại, nếu không xuất hiện nồng độ cồn sẽ không phải là trường hợp có cồᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn nội sinh.
Tuy nhiên, khi bạn bị thổi dương tính nồng độ cồn, việc kiểm tra này rất khó áp dụn♕g thực tế để bào chữa. Giải pháp là nên quy định một ngưỡng nồng độ cồn để phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mọi người. Song, việc không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn chỉ xảy ra với tỷ lệ rất nhỏ, bạn không cần quá lo lắng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc Phòng