Theo TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, hiểu về thể trạng bản thân giúp bạn chọn các loại trái cây phù hợp. Do đó, trước khi quyết định uống n🎀ước dừa, hãy đảm bảo mình không thuộc các nh⭕óm sau đây:
Thể trạng âm hàn
Nước dừa không phải là sự lựa chọn tốt với người có thể trạng âm hàn (tay chân dễ bị lạnh). Lý do, nước dừa tính mát, uống quá nhiều sẽ gây mất cân bằng💧 "âm dương" của các hoạt động trao đổi chất, làm suy nhược cơ thể và đuối s😼ức.
Mang thai ba tháng đầu
Ba tháng đầu thai kỳ, bào thai thường chưa bám chắc vào thành tử cung của mẹ. Do đó, thai phụ uống nước dừa có t💫ính hàn sẽ làm lạnh cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.
Hội chứng ốm nghén trong giai đoạn này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi uốnꩲg nước dừa thường xuyên s൲ẽ gây đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.
Vừa đi nắng về
Sau khi hoạt động hay làm việc ngoài trời nắng trở vào nhà, không nên uống ngay nước dừa. Tốt nhất hãy ngồi nghỉ, để thân nhiệt ổn định trở lại rồi mới uống với liều💖 lượng vừa phải, tránh uống "ừng ực" cho đã khát.
Trước khi đi ngủ
Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng, chúng ta cần ngủ sâu 6-8 tiếngꦑ. Trước khi đi ngủ uống nhiều nước dừa thì chu trình này sẽ bị gián đoạn. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để uống là buổi sáng hoặc buổi chiều.
Lưu ý khác
Người bệnh tim mạch, đái tháo đường, thận mạn tính, rối loạn điện giải, nhạy cảm với nước dừa, trước khi uống nên tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Nước dừa cũng như các loại thực phẩm khác, 🔯sử dụng đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, và ngược lại.
Mỹ Ý