"AI không phải nhân tạo cũng không thông minh. Nó được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chính con người mới là những người thực hiện các nhiệm vụ khiến cho AI có vẻ như tự động", Kate Crawford - tác giả của cuốn Bản đồ AI - trả lời phỏng vấn The Guardian.
Bà Kate Crawford, 50 tuổi, là giáo sư nghiên cứu về truyền thꦦông, khoa học và công nghệ tại Đại học Nam California, Mỹ. Bà đồng thời là൩ nghiên cứu viên cấp cao tại Microsoft Research.
Dù làm việc cho một trong những công ty dẫn đầu về công nghệ, Kate không hề kiêng dè khi phê phán mặt trái của lĩnh vực này. Cuốn sách của bà, tên tiếng Anh là Atlas of AI, được viết để làm rõ sự ra đời của AI và những r💜ủi ro khi nﷺó định hình lại thế giới.
Từ những năm 2000, AI trở thành một l෴ĩnh vực trong giới học thuật, và sau đó là thành một ngành công nghiệp. Nhưng Kate cho rằng đến nay, con người thường chỉ nghĩ về trí tuệ nhân tạo như một khái niệm trừu tượng, phi vật thể. Trong khi đó, cuốn sách lại đem đến một góc nhìn mới và trực quan về những gì tạo nên AI.
Tác giả lập luận và chứng minh AI không thể ღtự làm chủ, không lý trí và không có khả năng nhận thức được bất cứ điều gì nếu ൲không được huấn luyện. Nói đúng hơn, AI vừa gắn với con người vừa phụ thuộc vật chất, được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu, sức lao động của con người, cơ sở hạ tầng, hậu cần, lịch sử và cách thức phân loại.
Từ các hồ muối ở Bolivia cho đến các hầm mỏ ở Congo hay những cây Palaquium gutta cuối cùng ở Malaysia cho đến các nhân viên trong nhà kho của Amazon, Bản đồ AI truy vết về những nơi chốn tự nhiên và những con người đã làm nên mạng lưới điện toán toàn cầu này. Nó cũng bao gồm câu chuyện về những gã khổng lồ công nghệ đang thống trị lĩnh vực này, hay những hình thức lao động bóc🦂 lột ngày càng tăng để tạo nên AI.
C🧸hi phí và hao phí tài nguyên cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều ít khi được nhắc đến khi nói về những "đám mây", hệ thống trả lời tự động. Thay vào đó, tiến bộ công nghệ lại thường được gắn với thuật toán và các nhà lập trình ngồi trước máy tính.
Tương tự, trí tuệ nhân tạo được tạo ra không chỉ bởi những nhà lập trình, mà còn bởi vô số người nhận mức lương 🦩bèo bọt và làm những tác vụ nhỏ nhặt. Họ giúp các hệ thống dữ liệu có vẻ thông minh hơn thực tế, ví dụ lọc video bạo lực, chỉnh sửa câu trả lời tự động.
"Bằng cách chỉ ra cách các hệ thống AI hoạt động, các cơ cấu sản xuất và🐭 thực tế vật chất, tôi mong rằng chúng ta sẽ có được báo cáo chính xác hơn và thu hút nhiều người tham gia thảo luận hơn. Các hệ thống này đang được triểꦕn khai trên nhiều lĩnh vực mà không có quy định, sự đồng thuận hoặc tranh luận dân chủ chặt chẽ", Kate nói.
Là một cuốn sách vi𝔉ết về AI - một sản phẩm công nghệ - thế nhưng xuyên suốt tác phẩm là sợi chỉ đỏ về câu chuyện của nhân loại. Điều gì đang xảy ra ở những nơi dùng AI để giám sát người lao động, coi con người như những cỗ máy? Những tổn hại về thể chất và tâm lý ảnh hưởng thế nào đến những người lao động phải làm việc dưới hệ thống quản lý bằng thuật toán?
Được trình bày như một tập bản đồ (Atlas), tác giả đã đưa ra những góc nhìn đa dạng và sâu rộng hơn những gì truyền thông đề cập, từ góc độ chính trị và tài nguyên, về AI và cách nó tập trung hóa quyền lực. Đây là một lời cảnh tỉnh về những nguy cơ tiềm tàng khi các c☂ông ty công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tái định🍬 hình thế giới.
Từ đó, bà gợi lên nhiều kịch bản về cách AI sẽ được sử dụng trên thế giới trong tương lai. Theo Kate, cho dù ta ở vai trò nào để ra qu🔜yết định, thì cũng cần mở rộng hiểu biết về những gì đang diễn ra trong các đế chế AI, để nhìn ra những gì bị đe dọa và đưa ra quyết định tốt hơn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Trên New Yorker, cuốn sách được xem là "một lịc𓂃h sử hấp dẫn về dữ liệu mà các hệ thống máy học được đào tạo".
Kate Crawford là "một trong những nhà nghiên cứu thấu đáo nhất thế giới về tác động của AI, mang đến một bài đọc nghiêm túc và cần thiết về cách AI làm gia tăng sự phi dân chủ và bất bình đẳng", John Thornhill của tờ Financial Times viết.
Ngạn Bình