“Việc Hội Khoa học kỹ thuật mã số, mã vạch Việt Nam đang hoạt động dưới tên EAN Việt Nam và dùng thương hiệu quốc tế (tên EAN, logo EAN, hoặc logo EAN.ucc System) mà không được sự cho phép của EAN Quốc tế là vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ quốc tế” - đó là một phần nội dung lá thư của ông Reinhold Van Lennep, Tổng Giám đốc điều hành dịch vụ của Hội mã số vật phẩm quốc tế (EAN International) gửi một số cơ quan liên quan của Việt Nam hôm 7/1𓃲2, làm xôn xao dư luận. Trong đó cũng nêu rõ: EAN Quốc tế “yêu cầu Hội Khoa học kỹ thuật mã số, mã vạch Việt Nam phải lập tức chấm dứt việc sử dụng tên “EAN” và tất cả các thương hiệu khác của EAN Quốc tế”. Và “Hội phải chấm dứt việc cấp tiếp đầu tố 893 cho các doanh nghiệp Việt Nam”.
Hội Khoa học kỹ thuật Mã số mã vạch?...
Phản ứng gay gắt nhất về nội dung lá thư này tất nhiên là Hội Khoa học kỹ thuật Mã số mã vạch Việt Nam. Trong cuộc trao đổi v🍸ới phóng viên VnExpress sáng nay, ông Lê Doãn Thảo, Phó Chủ tịch Hội thừಞa nhận: “Hội chưa bao giờ liên lạc hay tham dự bất kỳ hội nghị nào của EAN Quốc tế và cũng chưa bao giờ nộp phí thường niên cho tổ chức này”. Song ông khẳng định, Hội chính là EAN Việt Nam và là đại diện của EAN Quốc tế tại Việt Nam, được quyền cấp phép tiếp đầu tố quốc gia 893 và mã số doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý để ông Thảo khẳng định điều này là Quyết định số 35 của Ban Tổ chức Chính phủ ngày 6/9/1999 (cho phép thành lập Hội Khoa học kỹ thuật Mã số mã vạch Việt Nam). Hơn thế, theo lập luận của ông Thảo, Hội này là một tổ chức phi chính phủ. Vì vậy, hoạt động cấp mꦍã sꦐố cho doanh nghiệp của Hội là đúng với điều lệ của EAN Quốc tế. Còn hoạt động cấp mã số của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) - một cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và chịu sự quản lý của Chính phủ - như hiện nay là phạm pháp.
Ông còn cho biết, kết quả thanh tra (năm 1998) của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kết luận: Ban Chuyên ngành Mã số mã vạch Việt Nam (thuộc 💯Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng) có những sai phạm nghiêm trọng về mặt tài chính và bị buộc phải chuyển toàn bộ số tiền thu được là 1,4 tỷ đồng (trừ những khoản đã chi như phí đào tạo các doanh nghiệp, lệ phí nộp cho EAN Quốc tế) về Ngân sách nhà nước. Toàn bộ số tiền đó về sau đã được giao cho Hội Khoa học kỹ thuật Mã số mã vạch làm kinh phí hoạt động. Theo ông Thảo, điều này chứng tỏ Chính phủ đã thừa nhận hoạt động cấp mã số của Hội là hợp pháp.
Hay Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng?
Trao đổi với phóng viên VnExpress, lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chấ💛t lượng đã khẳng định chính họ mới là đại diện của EAN Việt Nam.
Trước yêu cầu về việc sử dụng mã vạch nhằm thuận tiện trong việc giao dịch và kinh doanh của các doanh nghiệp, ngày 29/3/1995, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Bộ KHCN&MT) đã ra quyết định🦹 thành lập Ban Chuyên ngành Mã số, mã vạch Việt Nam và ghi rõ đây là EAN Việt Nam. Theo đó, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng thuộc Tổng cục có trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện cho các hoạt động của EAN Việt Nam và quản lý hệ thống mã số mã vạch của vật phẩm trong cả nước. Cũng năm đó, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tham gia EAN Quốc tế với t♌ư cách là đại diện chính thức của Việt Nam.
Ngày 10/7/1995, EAN Quốc tế đã có thông báo chính thức công nhận EAN Việt Nam (thuộc Tổng cục🉐 Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là đại diện EAN Quốc tế tại Việt Nam và được quyền dùng tiếp đầu tố quốc gia 893 để cấp mã số cho các doanh nghiệp. Sau đó, EAN Quốc tế và EAN Việt Nam thuộc Tổng cục ký hợp đồng sử dụng nhãn hiệu thương mại EAN và logo của EAN Quốc tế.
Cuối năm 1998, nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý mã số mã vạch, Tổng cục đã ra quyết định thay thế Ban Chuyên ngành nêu t💧r🔜ên bằng Hội đồng Tư vấn và tiếp tục giao cho Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng duy trì việc cấp mã số cho doanh nghiệp.
ꦛÔng Vũ Văn Diện, Giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn (Tổng cục Đo lường Chất lượng), khẳng định, suốt từ năm 1998 đến nay, Trung tâm chưa hề nhận một văn bản hay quyết định nào buộc Trung tâm phải ngừng hoạt động cấp mã số cho doanh nghiệp Việt Nam. Cũng không có một văn bản nào tước b𓂃ỏ thương hiệu EAN Việt Nam của Trung tâm. Trong suốt 6 năm qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam vẫn nộp đầy đủ lệ phí cho EAN Quốc tế.
EAN Quốc tế chỉ thừa nhận EAN VN thu෴ộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Ngày 6/9/2001, ông Van Lennnep cũng đã gửi một lá thư khác cho ông Trần Quốc Toản, Phó Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ. Trong đó nêu rõ: "EAN Quốc tế chỉ thừa nhận EAN Việt Nam (một bộ phận thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là tổ chức EAN chính thức tại Việt Nam như đã được Đại hội đồng của EAN Quốc tế kết nạp tháng 5/1995. Việc EAN Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam), một cơ quan của Chính phủ làm đại diện hợp pháp của EAN Quốc tế tại Việt Nam là không trái với điều lệ của EAN Quốc tế".
Việc xóa bỏ Ban chuyên ngành rồi thay thế bằng Hội đồng Tư vấn Mã số mã vạch Việt Nam, đều đã không được thông báo cho EAN Quốc tế. Tổ chức quốc tếಞ này cũn𝓀g không hay biết gì về sự ra đời và tồn tại của một cơ quan khác (ngoài Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam) lại có quyền cung cấp mã số mã vạch ở Việt Nam.
Hơn nữa, trong suốt 6 năm qua (kể từ tháng 5/1995), Tổng cục đã nộp đầy đủ tiền niên liễm và cử đại diện của mình (là EAN Việt Nam) đi dự các cuộc họp của EAN Quốc tế. Còn Hội Khoa học kỹ thuật Mã số mã vạch Việt Nam thì không hề nộp lệ phí và cũng không tham dự hội nghị. Phó Chủ tịch Hội Lê Doãn Thảo cũng thừa nhận, việc EAN Quốc tế không công nhận Hội Khoa học kỹ th🦄uật Mã số mã vạch thì không hề sai. Ông chỉ "trách" EAN Quốc tế là đã lầm lẫn trong việc coi EAN Việt Nam là một bộ phận của Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng. Bởi theo ông, chỉ có tổ chức phi chính phủ mới được phép cấp mã số cho doanh nghiệp.
Bắt đầu từ văn bản của Chính phủ
Sự chồng chéo trong hoạt động quản lý và cấp mã số mã vạch bắt đầu nảy sinh khi có Quyết định 35 của Ban Tổ ch🎃ức Cán bộ Chính phủ. Quyết định này chỉ cho phép thành lập Hội Khoa học kỹ thuật Mã số mã vạch Việt Nam chứ không hề đề cập tới chuyện xóa bỏ hay tiếp tục duy trì Hội đồng Tư vấn mã số mã vạch (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng). Những tranh cãi giữa hai bên cũng bắt đầu từ đây. Và từ năm 1999 đến nay, cả hai tổ chức này đều tiến hàn꧋h cấp mã số cho các doanh nghiệp Việt Nam!
Sau nhiều lần bàn thảo và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, ngày 15/3/2001, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ra thông báo nêu rõ: “Trong khi chưa có quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động mã số mã vạch, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ chỉ đạo Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam dừng việc cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp".
Thế nhưng, Phó Chủ tịch Hội Lê Doãn Thảo lại cho rằng: "Theo những kiến thức về pháp luật của tôi, thô🐟ng báo như vậy không phải là một văn bản quy phạm pháp luật". Ông Thảo cũng cho biết, Hội chưa bao giờ nhìn thấy thông báo đó của Phó Thủ tướng! Tuy nhiên, Hội cũng đã ngừng hoạt động cấp mã số trong một thời gian.
Cho đến ngày 29/8/2001, Hội Khoa học kỹ thuật Mã số mã vạch đã có đơn xin phép Chính phủ được tiếp tục cấp mã số cho các doanh nghiệp là hội viên của Hội. Tuy nhiên, khi chưa có trả lời của Chính phủ thì Hội lại tiếp tục cấp mã bình thường. Ông Thảo lập luận: “Theo quy định của pháp luật, nếu mình đã báo cáo trong vòng 15-20 ngày gì đó mà trên không trả lời thì có nghĩa là đã đồng ý”. Cho đến nay, Hội vẫn đꦆang tiến hành cấp tiếp đầu tố quốc gia 893 và mã doanh nghiệp. Và ông khẳng định, số doanh nghiệp được Hội cấp mã số đã lên đến gần 1.000.
Hiện nay, theo nguồn tin của VnExpress, cả hai bên đꦫang có giải trình lên Chính phủ. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng đã giao cho Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ giải quyết vụ việc.
K.D.