Ngày 15/3, trong phần luận tội, VKSND Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên 7 cựu cán bộ BIDV phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, mức án từ 30 tháng tù treo đến 9 năm tù. Ngườꦓi bị đề nghị hình phạt cao nhất là ông Đỗ Quốc Hùng, cựu giám đốc BIDV Thành Đô.
Ông Hùng cùng 6 đồng nghiệp bị cáo buộc cho Kenmark, doanh nghiệp 100% vốn nư🌠ớc ngoài vay sai 39 triệu USD, khi doanh nghiệp không đù các điều kiện. Kenmark sau đó dừng hoạt độn🔜g, tài sản bị BIDV bán đấu giá song không đủ bù nợ, còn 360 tỷ đồng, được tính là thiệt hại vụ án. Hiện Kenmark còn dư nợ không thu hồi 178 tỷ đồng.
VKS cho rằng Kenmark ký kết hợp đồng vay vốn với BIDV nên phải trả dư n🍎ợ gốc cho BIDV. Song 7 bị cáo là cựu cán bộ BIDV có lỗi khi để xảy ra hậu quả này, vì thế phải cùng Kenmark bồi thường cho BIDV 17🎃8 tỷ đồng.
Sau khi VKS nêu quan điểm, đại diện BIDV và đại diện Kenmark tranh luận suốt 4 tiếng quanh vấn đề: Nghĩa vụ bồi thường thuộc về𝔍 bên nào?
BIDV: Các bị cáo không phải bồi thường
Đại diện BIDV phân tích, trong quan hệ vay nợ, bên vay Kenmark phải có trách nhiệm thanh toán nợ, lãi và gốc theo hợp đồng, chịu trách nhiệm khi không thực hiện đúng thỏa🧸 thuận.
Do HĐXX đã xác định Kenmark là bị đơn dân sự, BIDV đề nghị HĐXX buộc ཧKenmark trả 178 tỷ đồng cho BIDV, chứ không phải các bị cáo.
Viện dẫn việc cáꦛo trạng nêu các bị cáo "chỉ thực hiện nhiệm vụ, không vụ lợi", phía BIDV nói "không yêu cầu các bị cáo phải liên đới trả nợ". Ngân hàng này ghi nhận các cựu cán bộ của mình đã khắc phục 3,3 tỷ đồng.
Theo BIDV, việc quy kết trách nhiệm bồi thường cho 7 cựu cán꧂ bộ ngân hàng có thể tạo ra "hệ lụy nguy hiểm" trong hoạt động tổ chức tín dụng.
"Các bị cáo là người làm công ăn lương mà bị buộc gánh chịu trách nhiệm trả nợ trăm t꧙ỷ đồng. Điều này sẽ tạo tâm lý lo sợ, hoang mang cho cán bộ làm tín dụng khi phải cấp khoản vay. Họ sẽ sợ khi khoản vay🧸 gặp rủi ro, không thu hồi thì phải đền bù", vị đại diện nói và nhấn mạnh "trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng thuộc về Kenmark, không phải các bị cáo".
Trong khi đó, phía Kenmark Việt Nam cho rằng🐼, thiệt♊ hại này "hoàn toàn do BIDV gây ra. BIDV gây thiệt hại cho chính mình".
Khꦉo𒊎ản vay của Kenmark có 3 biện pháp đảm bảo, trong đó có tài sản thế chấp là quyền sử dụng toàn bộ khu đất dự án 46 ha và tài sản hình thành trên đất.
Theo quy định, khi xử lý tài sản này, nếu BIDV và Kenmark không thống nhất được giá trị tài sản, mỗi bên sẽ chỉ định một cơ quan kiểm toán๊ quốc tế hoặc tổ chức🔥 định giá tại Việt Nam.
Trên thực tế mỗi bên đều chọn cho mình một công ty thẩm định. Kenmark định giá 𒀰trị tài sả🃏n (quyền sử dụng 46 ha đất) là 180 triệu USD, BIDV định giá 36 triệu USD. Luật sư cho hay, theo luật, giá trị tài sản mang đấu giá phải là trung bình hai con số, tức 108 triệu USD.
"Song không rõ vì lý do gì, BIDV lấy con số 36 triệu USD làm cơ sở phá🧜t mại, khiến tài sản thế chấp của Kenmark bị giảm nhiều lần so thực tế", luật sư trình bày.
Tài sản thế chấp của Kenmark là khu đất 46 ha được꧅ 𓃲bán đấu giá ngày 21/3/2018. Một công ty đã mua với mức 33 triệu USD.
"Dư nợ của Kenmark tại thời điểm xử lý khu đất thế chấp là 50 triệu USD, lý do gì BIDV bán 33 triệu USD. Quyết định này rất khó hiểu. Trong rất nhiều khung gi🤪á có thể mang chào bán, tại sao BIDV chủ động bán giá thấp nhất?", luật sư của Kenmark thắc mắc.
Luật 🐻sư Nguyễn Thị Thúy Kiều, bào chữa cho cựu giám đốc Hùng, cũng cùng quan điểm, cho rằng giá trị một mảnh đất lớn như vậy, ở vị trí đắc địa của Hải Dương, sau 10 năm lại thấp còn 1/3 so với lúc thế chấp.
Bác quan điểm của luật sư phía Kenmark, đại diện BIDV giải thích việc chỉ định hai cơ quan thẩm định giá khu đất, lấy con số trung bình, chỉ được áp dụng t💯rong trường hợp ngân hàng nhận tài sản thay thế cho khoản nợ. Song trong vụ án này, BIDV xử lý tài sản theo phương á🌃n bán đấu giá.
Theo thỏa🍷 thuận hợp đồng, nếu bán đấu giá tài sản, ༺BIDV được quyền lựa chọn đơn vị định giá, song "đã thiện chí, dành quyền chọn công ty thẩm định giá cho Kenmark", đại diện BIDV cho hay.
Theo ngân hàng, Kenmark chọn ꦿcông 𒀰ty không có chức năng và không có giá trị pháp lý thẩm định. Đó là lý do BIDV không chấp nhận chứng thư thẩm định giá Kenmark đưa ra ở mức 180 triệu USD.
Toàn bộ quá trình đấu giá, BIDV khẳng định tuân thủ pháp luật và hợp đồng. BIDV không thực hiện một mình mà có ủy quyền của các ngân hàng đồng tài trợ. Ngoài ra, về thu giữ tài sản đảm bảo, ngày 22/12/2016 UBND Hải Dương tổ chức họp với đại diện vụ quản lý các khu kinh tế, Vụ Pháp chế bộ Kế hoạch và Đầu tư, các sở ban ngành tỉnh và kết luận, "quá trình BIDV thu giữ tài sản đảm bảo tuân thủ pháp 💛luật"🍨.
"Trong phiên tòa hôm nay, người đau nhất chính là BIDV và đừng khoét s♔âu thêm cái nỗi đau đó", vị đại diện nói.
Sau nhiều vòng đối đáp🔯 giữa💮 hai phía, VKS đối đáp ngắn gọn, cho rằng luật pháp đã quy định người có lỗi phải bồi thường. Các bị cáo bị truy tố và xét xử do cho vay sai, rõ ràng là có lỗi nên đương nhiên phải bồi thường. Đây là tài sản Nhà nước, càng cần ưu tiên thu hồi.
VKS cũng khẳng định ꧋BIDV bán đấu giá tài sản là đúng luật, không có sai ๊sót.
Ph🐠án quyết sẽ được TAND Hà Nội công bố trong bản án tuyên lúc 14h30 chiều nay.
Thanh Lam