Công ty hàng không vũ trụ châu Âu Airbus sẽ đưa máy in 3D kim loại lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm sau. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch thành lập một nhà máy sản xuất vệ tinh trên quỹ đạo của hãng này, Space hôm 8/6 đưa tin.
Máy in mang têꩵn Metal3D, có thể hoạt động với những kim loại nóng chảy ở mức nhiệt lên đến 1.200 độ C. Đây sẽ là máy in 3D kim loại đầu tiên trên trạm ISS, cho phép các phi hành gia in những thiết bị như tấm chắn bức xạ và nhiều công cụ khác. Trước đó, công ty Mỹ Made In Space từng đưa vài máy in 3D lên trạm ISS nhưng đều không thể in kim loại.
Những phiên bản máy in 3D trong tương lai thậm chí có thể in vật dụng từ đất Mặt Trăng và tái chế các bộ phận của vệ tinh cũ, theo Airbus. Metal3D chỉ là một tron🅘g hàng loạt công nghệ do công ty này phát triển với mục tiêu thiết lập một nhà máy trên không gian.
Trong một số video trước đây, Airbus từng giới thiệu các cánh tay robot dùng để lắp ráp tàu vũ trụ. Hãng này cho biết, giải pháp của mình là🍬 phóng các bộ phận lên không gian để lắp ráp bằng những cánh tay robot của nhà máy vũ trụ.
Các cánh tay robot có thể lắp🀅 ráp cho nhau trên quỹ đạo, đồng thời sửa chඣữa và nạp nhiên liệu cho tàu vũ trụ. Airbus hy vọng có thể sản xuất các vệ tinh hoàn chỉnh trên không gian trong 3 - 4 năm tới.
Vì có đủ khoảng trống trên vũ trụ, việc xây những cấu trúc lớn hơn như gương phản xạ khổng lồ hoàn toàn khả thi. Thêm vào đó,𒉰 sản xuất vệ tinh trong không gian cũng tốt cho môi trường hơn vì không đòi hỏi phóng tên lửa nhiều lần, gây ô nhiễm.
"Vật liệu dùng cho sản xuất có thể lấy từ những mꦿảnh rác vũ trụ trôi nổi xung quanh. Với nhà máy vũ trụ, chúng tôi cũng đang giúp dọn dẹp không gian và đảm bảo tương lai bền vững cho ngành công nghiệp vũ ꧑trụ", Airbus cho biết.
Trạm ISS chỉ là điểm đến đầu tiên của máy in Metal3D. Cuối thập kỷ n♐ày, một cỗ máy tương tự có thể in trực tiếp những bộ phận của robot và nhà ở trên bề mặt Mặt Trăng.
Thu Thảo (Theo Space)