Ali Ghufron, bí danh Mukhlas, nghi🤡 phạm chủ mưu vụ đánh bom Bali, ra toà ngày 16/6. |
Mở màn
Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến trên đảo Maluku, dân quân theo đạo Thiên Chúa đã thực hiện chiến dịch tàn sát người Hồi giáo, và cũng nhận đòn trả đũa y như vậy. Nhưng khi♊ chiến sự nóng lên và người Hồi giáo kéo đến từ bên ngoài tỉnh, lực lượng Thiên Chúa bèn rút. "Người Thiên Chúa gây chuyện trước, n﷽ên chúng tôi phải bảo vệ những người anh em", Irfan Suryadi Awwas, lãnh đạo Hội đồng Mujahidin Indonesia, nói. Nhiều nhân vật của nhóm này khi đó đã có mối liên hệ với JI, nhóm bị coi là tổ chức vụ đánh bom Bali.
Căn cứ của những người hoạt động Hồi giáo
Không có nơi nào mà nỗi tức giận của người Hồi giáo mạnh mẽ như tại Makassar, thủ phủ tỉnh South Sulawesi và là thương cảng cũng như trung tâm giao lưu văn hoá với Maluku. Truyền thống kinh doanh và đi biển đã ném những người dân của khu vực này tới khắp mọi nơi trên quần đảo Indonesia. Đầu năm 1999, một làn sóng trở về quê hương của những người có gốc gác ở thành phố bắt đầu. Một số người trở về đã làm tăng sức nóng của những lời cáo buộc rằng người Thiên Chúa "diệt chủng". Những lời lẽ này còn tìm được đường tới các cơ quan truyền thông đị🥃a phương và quốc gia.
Makassar trở thành căn cứ của những người hoạt động đạo Hồi, sau sự sụp đổ của Suharto. Xuất hiện hàng chục phe nhóm có chung mong muốn là áp dụng trở lại bộ luật Hồi giáo sharia trên toàn tỉnh. Một trong những nhà lãnh đạo phong trào này lại chính là mối quan hệ mậ🅷t thiết và quan trọng của Faruq tại khu vực. Nhờ nhân vật này mà Faruq có được hộ chiếu Indonesia cùng giấy chứng sinh, chứng thực Faruq là người bản địa Maluku, mặc dù thực tế anh ta tới đây cuối năm 2000.
Vợ của Faruq cho rằng cha cô đã gặp Faruq tại Makassar. Chị khăng khăng rằng chồng mình là người Indonesiaꦛ, sinh t♐ại Maluku. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến sống ở Ambon. Augustina nói rằng chồng mình làm việc phân phát viện trợ nhân đạo của một tổ chức từ thiện Ảrập.
Faruq không trực tiếp nhúng tay và vụ Bali, nhưng công việc của nhân vật này cho thấy cách mà Al-Qeada lợi dụng những bối cảnh ♛bất ổn như thế nào. "Faruq là một ví dụ về phương thức móc nối của Al-Qeada với các tổ chức ở Đông Nam Á", Sidney Jones, giám đốc nhóm điều tra khủng hoảng quốc tế của Indonesia, viết. "Mọi hình thức, từ kết hôn tới làm căn cước giả, du thuyết đều được thực hiện".
Ngày 5/6/2002, Faruq gọi điện cho vợ thông bá🐬o mình đang trên đường về nhà sau khi ꦯrời một nhà thờ. Mấy phút sau anh ta bị bắt. Augustina làm đơn kiện, cho rằng vụ bắt bớ là bất hợp pháp.
Cuộc chiến ở Maluku đã dần đi vào dĩ vãng. Nhưng hậu quả của những việc mà Faruq làm vẫn tồn tại. Trong số hàng trăm chiến b꧙inh tham gia những cuộc bạo động và chém giết, một số đã trở thành những phần tử khủng bố.
Còn tiếp
(Theo CSM)