Quân đội Indonesia ở Ambon - nơi từng dꦐiễn ra xung đột đẫm máu giữa người Hồi giáo và Cơ đốc giáo. |
Tiếp đó là hình những mái nhà lợp rạ thấp lè꧒ tè ở làng Siri Sori, bao quanh bởi những hàng chuối, dừa và cọ. Ống kính tập trung vào gương mặt tươi cười của một người đàn ông bận áo màu đen. "Thủ lĩnh Abu Dzar, bị giết trong cuộc xung đột với người Cơ đốc ngày 23/10/2000".
Abu Dzar là bí danh của Haris Fadillah, thủ lĩnh Laskar Mujahidin, nhóm Hồi giáo đã dấy lên làn sóng bạo lực dẫn đến cuộc chiến với người Cơ đốc ở Maluku năm 1999, và khuyến khích một thế hệ người Indonesia ở đây sung vào đội quân du kích Hồiཧ giáo.
Ông Fadillah chính là cha vợ của Omar al-Faruq, nhân vật liên lạc trọng yếu giữa du kích Indonesia và Al-Qeada. Faruq, Fadillah, và hàng chục nhân vật khác đã lợi dụng tình trạng bạo lực ở Maluku để tuyển mộ binh sĩ cho đội quân du kích, thông qua những chiến dịch tuyên truyền được chuẩn bị kỹ lưỡng. Những việc làm của họ góp phần đưa đến kết quả là vụ♍ tấn công trên đảo Bali năm 2002.
Các đĩa CD và băng video là công cụ tuyên truyền quan trọng🎉 để phát tán tư tưởng của Al-Qeada, nhằm tuyển mộ chiến binh và gây quỹ. Những tài liệu đó được phân phát đi khắp Indonesia, tới Malaysia, nam Philippines. Thông thường, nó được chiếu trong các buổi giảng đạo không chính thức của các giáo sĩ có liên quan đến Jem꧅aah Islamiyah hay Al-Qeada. Những thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, vốn đã có ấn tượng sâu sắc với những gì được chứng kiến, được hướng dẫn cách để tham gia thánh chiến.
"Cuộc chiến ở Maluku đã quy tụ nhiều nhóm Hồi giáo Indonesia, và khuyến khíc🍃h nhiều chiến binh trẻ", một quan chức tình báo Indonesia đang điều tra về mạng lưới JI nói. Và công cụ tuyên truyền hữu hiệu chính là các băng video.
Nhà sản xuất
Những băng hình nói trên đượ🦄c sản xuất và phân phối nhờ hãng Kompak, dưới sự chỉ đạo của Aris Munandar, cánh tay phải của giáo sĩ và là thủ lĩnh JI, Abu Bakar B🤪ashir. Mối liên lạc quan trọng nhất của Faruq ở Indonesia là Agus Dwikarna tài trợ cho hoạt động này.
Dwikarna là con đẻ một nền chính trị truyền thống thiên về sử dụng bạo lực, và đây là lý do chính khiến cuộc xung đột ở Maluku chạm đến ෴lòng tự ái của nhiều người Hồi giáo đến thế.
Mặc dù là nước có đông người Hồi giáo nhất th⛎ế giới, chính phủ Indonesia đã chọn con đường thế tục kể từ khi giành được độc lập. Điều này khiến một bộ phận người Hồi cho rằng việc không được phép áp dụng luật sharia là hậu quả của nhữ♕ng mưu đồ của người Cơ đốc Indonesia, các thế lực phương Tây và giai cấp chính trị tham nhũng.
Các vị th๊ủ lĩnh có sức lôi cuốn công chúng lớn như giáo sĩ Bashir thường cảnh báo về những mưu đồ Cơ đốc hoá Indonesia, và nhấn mạnh sự vinh quang của những tín đồ tử vì đạo. Mục tiêu tối thượng của họ không chỉ là một quốc gia Hồi giáo ở Indonesia, mà bao gồm cả൩ Malaysia, Singapore, và miền nam Philippines.
Giúp đỡ người Hồi giáo
Khi Dw𒊎ikarna thành lập Kompak, nhiệm vụ của tổ chức này là hỗ trợ cho những người Hồi giáo phải thay đổi chỗ ở do những bất ổn phát sinh sau sự sụp đổ của tổng thống Suharto năm 1998. Vợ của nhân vật này cho biết ông ta thường làm việc với những thanh niên trẻ "có vết", phần lớn thuộc🎃 các băng đảng trong thành phố. "Ông ấy chơi bóng đá cùng họ, và sau đó nói chuyện về Hồi giáo".
Dwikarna thường nói về yêu cầu phải xây dựng một quốc gia Indonesia Hồi giáo mạnh mẽ, chống lại những ảnh hưởng không hay của giới Cơ đốc đối với nền chính trị nước nhà. Ông ta ca ngợi việc phụ nữ mặc áo và khăn cho🉐àng giống như ở Ảrập, áp dụng luật Hồi giáo thay vì luật pháp thế tục, và tỏ ý không tin tưởng vào chính quyền.
Đầu năm 1999, Dwikarna thường xuyên tới thủ phủ Ambon ở Maluku. Vợ ông ta nhớ lại có một lần Dwikarna từ Amꦫbon trở về "đầy phẫn uất", và mô tả về nhiều ca thương tích nặng ở bệnh viện dã chiến ở ngay trong đền thờ Al Fatah. Khi cuộc chiến giữa𒉰 người Hồi giáo và Cơ đốc giáo bùng nổ ở khu vực Sulawéi, Dwikarna cũng tới đó, và sau đó nói về việc phải bảo vệ những người Hồi giáo.
Cùng năm đó, Dwikarna thành lập tổ chức Laskar Jundullah, nghĩa là "chiến binh của Thượng đế". "Chiến binh chỉ là một từ ngữ, nó không có nghĩa là họ phải hành động bạo lực hay cái gì đó tương tự". Năm sau, Dwikarna thành lập một trại huấn luyện gần Poso, do Faruq phụ trách. Trụ sở trại đặt tại một trường Hồi giáo gần tỉnh Đông Kalimantan thuộc đảo Borneo. Các chiến binh tương lai cũng được gửi đến miền nam Philippines. Khu vực 💧này biến thành một căn cứ của súng đạn và chất nổ, theo nhận định của chính phủ Philippines.
𒈔Sau vụ nổ nhà thờ Petra ở Jakarta năm 2002, hai kẻ tình nghi là thủ phạm thú nhận từng chiến đấu dưới quyền Fadilla ở Maluku, tổ chức mà các điều tra viên Indonesia gọi tên là nhóm dân quân Dwikarna.
Sự đa dạng về tên, cùng với sự chồng chéo về nhiệm෴ vụ là một trong những đặc điểm của mạng lưới du kích ở Indonesia, khác với tổ chức chặt chẽ của Al-Qeada do bin Laden đứng đầu.
Năm 2002, Dwikarna bị bắt tại một sân bay ở Philippines, với lời cáo buộc mang chất nổ trong hành lý. Lực lượng an ninh Phiꦓlippines cho rằng nhânꦇ vật này đã mua vũ khí bất hợp pháp từ miền nam quần đảo. Ông ta bị tuyên 10 năm tù.
Làn sóng đánh bom
Đến nay, Dwik♒arna và những người ủng hộ vẫn khẳng định rằng 𒉰lời buộc tội của cảnh sát Philippines là bị phóng đại. Vợ Dwikarna nói ông ta bị bắt là do ủng hộ việc áp dụng luật sharia.
Dù thế nào, mối quan hệ chằng chịt giữa các nhóm du kích nói trên đã tạo ra một làn sóng đánh bom khủng bố nhằm vào các nhà thờ Cơ đốc và trung tâm thương mại ở Indonesia từ cuối năm 2000 tới 2002. Hai trong số các đồng sự của Dwikarna đã bị cáo buộc lập kế hoạch vụ Bali. Nhꦦững lời tuyên truyền mà nhân vật này góp phần tạo ra đã phát huy hiệu quả.
(Còn tiếp)
(Theo CSM)