Cách đây 2 tháng, tôi đi làm móng ở tiệm. Khi chảy máu, tôi rất lo lắng chỉ sợ bị sưng ngón chân chứ không nghĩ đến nguy cơ♔ lây nhiễm HIV. Tôi hỏi, chủ tiệm giải thích là vì kềm mới cho nên sắc.
Ở tiệm, tôi không bóp nặn vết thương, người chủ tiệm có lấy bông gòn để lau vết thương. Về nhà tôi có rửa vết thương bằng nước muối loãng. Cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có khả năng bị lây nhiễm HIV không? (Lan)
Trả lời:
Chào chị,
Theo chia sẻ của chị, nguy cơ lây nhiễm HIV là rất thấp, bởi nhữ𝐆ng yếu tố sau:
- Điều kiện lây nhiễm đầu tiên là người khá🥃ch🥀 đã dùng chung chiếc kềm cắt móng trước chị là người nhiễm HIV. Khả năng này liên quan đến tỷ lệ nhiễm trong dân số chung, vào khoảng 0,3-0,4%. Mặt khác, rất có thể như chủ tiệm đã nói, chị có thể là người đầu tiên sử dụng nó.
- Khả năng chiếc kềm dính máu của người HIV trước đó. Như chị cũng hiểu, thông thường, kềm cắt móng rất ít khi dính máu, chỉ dùng để cắt d🐼a thừa (lấy mé) và cắt móng.
- Khả năng lây nhiễm HIV sau một lần tiếp xúc với máu qua vết thương hở cũng khﷺông cao.
Tổng hợp nhiều khả năng, tôi cho rằng nguy cơ lây nhiễm HIV trong chia sẻ của chị là thấp. Trên thực tế, gần như toàn bộ ca nhiễm HIV ghi nhận ở nước ta đều có đường lây xác định (quan hệ tình dục không an toàn, tiê🧸m chích ma tuý...) chứ chưa có ca nào do cắt móng mà ra cả.
Một lưu ý khác rằng, việc dùng chung kềm cắt móng hay các vật dụng bén nhọn là một đường lây được xác định, dù nguy cơ không cao như các đường lây khác. Đư🎀ờng lây này đặc biệt được lưu ý khi sống chung với người có H. Nếu vẫn còn lo ngại, chị có thể tham gia xét nghiệm HIV để kiểm tra và hoàn toàn yên tâm.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ