Hôm sau, được cứu, biết mình sống rồi anh mới nhớ ra tài🃏 sản, nhà cửa đã bị cuốn đi hết. Nhìn về phía ngôi nhà, nơi có trạm xay xát gạo nuôi sống gia đình, chỉ còn thấy mấy ngọn cây lao đao🐓 trong dòng nước đỏ.
Chúng tôi gặp anh Trần Văn Biền sau hai ngày lội bộ nhiều cây số trên🎶 bùn và bắt nhờ xe các đoàn cứu trợ từ Pleiku của Việt Nam đến bản May, huyện Sanamxay - huyện nghèo nhất nhì của tỉnh nghèo nhất Lào, Attapeu.
Anh Bi𝓰ền, 47 tuổi, làm nghề xát gạo. Quê anh ở Ninh Bình. Anh và gia đình đã🌼 sang Lào mưu sinh được khoảng 4 năm do điều kiện ở quê khó khăn quá. Bản May cách con đập Xe Pian - Xe Namnoy hơn 30 km, từng chịu cảnh ngập lụt khi đập xả nước nhưng anh chưa từng chứng kiến thủy thần nuốt chửng mọi thứ nhanh đến thế vào đêm 23/7.
Khi gặp ch꧟úng tôi, bốn ngày sau lũ, anh Biền cùng nhiều người trong bản vẫn chưa thể quay về nhà tìm kiếm những gì sót lại. Họ đang tị nạn trong một điểm trường cùng hàng trăm người khác.
Ngày nào con anh cũng hỏi “khi nào về Việt”, tức về quê, anh chẳng biết trả lời sao. Khắp nơi chỉ một màu bùn lầy ngập ngụa, nhà cửa tan hoang, nghiêng ngả. Tôi đã dừng lại chụp ảnh một vợ chồng người Lào gom được ít đồ ở nhà họ - tuần trước nó là một tiệm tạp hóa - chất lên cái giường ba chân. Mấy lon nước giải khát, cái túi xách của chị, một cái ấm nhôm mất nắp, một cái cuốc, một vỉ sữa, một dôi dép. Chị chất lên cái giường sập, rồi❀ ngâm chân trong bùn đứng nhìn.
Tôi chỉ thấy đâu đâu cũng xác trâu bò bụng trương phềnh, giơ chân lên trời. Tôi thương nhất lũ chó. Chúng đều một màu bùn phủ, thất thểu, đói, lết giữa lớp bùn gần đến đầu gối tìm chủ. Mắt chúng nhìn người lạ rầu r♏ĩ, không sủa tiếng nào. Chó bơi giỏi, nên ít khi chết đuối như trâu bò. Nhưng liệu chúng có chết khô?
Trên đường trở ra khỏ💫i vùng lũ, tôi nhớ đến lần đi tác nghiệp vỡ đập thuỷ điện Ia Krel 2 tại Gia Lai năm 2013. Chỉ một đoạn đập thuỷ điện thôi nhưng khiến hàng trăm hecta hoa màu, gia súc bị cuốn trôi, người dân chạy lụt rất cực khổ và tuyệt vọng. Vấn đề là, những nơi gần thủy điện - vốn được xây ở địa hình dốc và cao, xa đô thị lớn, người dân đều nghèo cả về điều kiện sống và thông tin.
Điều trùng hợp là năm 2013, sau sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 và hàng loạt sự cố thủy điện khác, Bộ Xây dựng đã yêu cầu rà soát và đánh giá mức độ an toàn của cá🅰c đập thủy điện trong cả nước.
Đến năm 2018 này, ൩sau sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cưꦿờng cũng đề xuất rà soát 285 công trình thủy điện nhỏ trong cả nước.
Hai lần tôi chứng kiến 🌞những khung cảnh tuyệt vọng của nước lũ vì vỡ đập thủy điện, cũng là hai lần tôi nghe tin chính phủ “rà soát thủy điện” ở quy mô lớn. Câu hỏi đặt ra: liệu có phải chúng ta chỉ giật mình sꦆau những thảm họa?
Mặc dù là một nguồn năng lượng tái tạo phổ biến và phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng thủy điện cũng đi kèm nhiều rủi ro dễ nhận biết. Một nghiên cứu của Viện Năng lượng, Bộꦡ Công Thương cho biết, các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội của các nhà máy sau “phong trào thủy điện” cách đây khoảng mười năm đã được nhận biết nhưng chưa có đánh giá nào đầy đủ về các vấn đề nó gây ra.
Không chỉ có vỡ đập thì thủy điện mới tiềm ẩn nguy hiểm. Ngập lụt và xói lở do thay đổi chế độ nước, hạn hán, mất rừng, khiến người dân tái nghèo, sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn, gây ngập lụt bất thường, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đảo lộn sinh hoạt của con người. Việc di dân thủy điện và những hệ lụy xã hội khó khắc phục của nó cũng là một dạng rủi ro.
Vậy “vỡ đập” có phải là lý do duy nhất khiến chúng ta nên liên tục rà soát và giám sát tác động của các dự án thủy điện lớn nhỏ khắp cả nước? Ngay lúc này, những lời than thở về thủy điện vẫn có thể được�� nghe thấy tꦯừ nhiều nơi tại Việt Nam.
Giữa chuyến xe khách trên đất Lào, một người đàn ông bỗng tâm sự, người Lào ở vù🤡ng Attapeu, từ đứa trẻ lên 8, đều biết bơi,ꦜ chứ ở Việt Nam thì không biết sẽ thế nào. Tôi rùng mình.
Anh Biền bảo dù may mắn t♔hoát nạn trong tích tắc nhưng anh bị ám ảnh và lo sợ. Trong giấc ngủ, người đàn ông vẫn mơ thấy những cơn lũ tiếp tục kéo về.
Nỗi ám ảnh đó có lẽ không nên chỉ xuất hiện ở người dân, hay là người trực tiếp hứng chịu thảm họa. Nó🍌 nên là mối lo thường trực của quốc gia.
Thành Nguyễn
(từ Attapeu, Lào)