Tại buổi hội thảo chiến xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam 🔥đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa qua, nhiều ý kiến đóng góp nhằm tăng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Thương hiệu du lịch của các nước trên thế giới
Theo ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch, yếu tố tác động quan trọng đến việc thu hút khách không nằm ở các logo (biểu tượng) ha🤪y slogan (khẩu hiệu) mà chính là giá trị của thương hiệu du lịch. Minh chứng là nhiều nước trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc về lượng khách từ thành công trong việc xây dựng thương hiệu.
Có thể kể đến là Anh với thương hiệu Great Britain (nước Aꦏnh tuyệt vời) được xây dựng từ năm 2012. Nhờ đó, sau nhiều năm lượng khách quốc tế gần nh𒐪ư dậm chân tại chỗ, Anh đã đạt kỷ lục mới về khách nước ngoài với 34,4 triệu lượt trong năm 2014.
Gần ngay Việt Nam, Thái Lan cũng là một𝔉 ví dụ điển hình cho việc xây dựng thành công thương hiệu du lịch “Đất nước của những nụ cười” gắn với logo “Amazing Thailand”. Từ 19 triệu lượt năm 2011, lượng khách đến Thái Lan đã tăng trưởng ấn tượng với 33 triệu lượt trong năm 2015.
Và còn nhiều quốc gia khác mà hiện nay thưꦚơng hiệu du lịch đã được định hình và phổ biến trên khắp thế giới. Như nói đến du lịch Mỹ là chất lượng, dịch vụ cao, hay Nhật Bản là sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng cùng sự tôn trọng, Italy là sự lãng mạn. Tại Đông Nam Á, nhắc đến Indonesia, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến quốc gia nghìn đảo với thế mạnh là loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Hay Malaysia nổi tiếng với du lịch mua sắm, Campuchia thu hút bởi các di sản văn hóa.
Xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam
Trong chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thương hiệu du lịch quốc gia được xác định gắn liền với 4 dòng sản phẩm l🤡à b🐼iển đảo, văn hóa, thiên nhiên và đô thị.
Có ý kiến cho rằng, đây đều là thương hiệu mà các nước trong khu vực đã xây dựng thành công và được nhận diện. Do đó, du lịch Việt muốn có chꦚỗ đứng phải vượt qua được thách thức này, nhưng cũng có ý kiến nhận định đây là cơ hội bởi hình ảnh du lịch của các quốc gia trong kh🎃u vực đang có xu hướng thân thuộc, bão hòa.
Theo ông Lê Quốc Vinh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê – LeBros, khi đã xác định được thương hiệu thì vấn đề nằm ở việc truyền thông thương hiệu đó ra sao. Ông Vinh cũng chỉ ra những sai lầm thường gặp khi truyền thông thương hiệu điểm đến, đó là truyền thông tất cả và c෴ho mọi người, sử dụng ngôn ngữ thông dụng, sáo mòn.
"Chúng ta thường tập trung quảng bá những đặc điểm nổi bật của điểm đến mà quên mất yếu tố cốt lõi là cảm xúc", ông Vinh lấy ví dụ về cách quảng bá du lịch của Thái Lan thông qua video "Tôi ghét Thái Lan" để truyền tải thông điệp về con người nơi đây. Chỉ sau 3 ngày đăng tải, video này đã đạt mốc một triệu lượt xem. Trong khi đó, video quảng bá du lịch Vi𒀰ệt Nam lại cố gắng đưa hết cảnh đẹp dọc đất nước mà chưa tạo được điểm nhấn hay thông điệp rõ ràng.
Một số chuyên gia du lịch nhận định để xây dựng thương hiệu điểm đến thành công, cần tìm ra một giá trꦜị cốt lõi chứ không phải dàn trải như hiện nay. Đó phải là giá trị duy nhất, yếu tố làm cho Việt Nam khác biệt so với các nước khác trong khu vực, có như vậy chúng ta mới xây dựng được cá🐻c chiến dịch truyền thông hiệu quả.
Ông Vinh đề xuất: "Philip Kotler, nhà maketing nổi tiếng thế giới, từng nhận định Việt Nam là nhà bếp của thế giới. Do đó, ẩm thực là một 𝓀trong những giá trị mà chúng ta có thể sử dụng để quảng bá cho hình ảnh du lịch quốc gia". Xây dựng con đường ẩm thực hay bản đồ ẩm thực cũng là một trong những mục tiêu được xác định tập trung phát triển trong chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.
"Ẩm thực nằm trong phạm trù văn hóa nhưng có những giá trị nổi trội, nên trong hoạt động quảng bá xúc tiến, Tổng cục Du lịch sẽ có những nội dung riêng. Thông qua đề án xây dựng con đường ẩm thực, khách du lịch đến Việt Nam sẽ biết được vùng nào có thể thưởng thức được đặc sản nào, điều này rất thuận lợi cho quảng 🐬bá du lịch", ông Tuấn Anh nói.
Theo các chuyên gia du lịch, hình ảnh đại diện của du lịch Việt Nam gồm: | |
1. Vịnh Hạ Long (75%) 2. Hà Nội (67%) 3. Ẩm thực (63%) 4. Phố cổ Hội An (58%) 5. TP HCM (58%) |
6. Đồng bằng sông Cửu Long (54%) 7. Cố đô Huế (46%) 8. Áo dài (33%) 9. Sa Pa (29%) 10 Nha Trang (29%) |