Gia đình tôi đang trong thế rối ren chuyện lương chồng, lương vợ. Nhiều người nhận xét, tôi là một người hiền lành, chăm chỉ nhưng tôi không nhạy bén kiếm tiền. Với tôi được nhìn thấy người thân vui vẻ, khỏe mạnh là đủ. Nhưng vợ tôi là mẫu người phụ nữ tham vọng, về quyền lực ở công ty lẫn chuyệ𒅌n tài chính.
Tôi làm trong lĩnh vực công, lương đủ sống. Vợ làm công ty tư nhân nên lương gấp ba, bốn lần tôi. Biết tôi từ bé chuyện tiền nong rất dở, nhà lại chỉ có hai anh em nên khi mỗi người lập ﷽gia đình, bố mẹ tôi dồn sức cho nhiều của cải, nhà đất để bù đắp lại.
Như ngoài miếng đất tỉnh cho khi vừa cưới, sau hai, ba năm kết hôn, bố mẹ bấm bụng mua cho hai vợ chồng căn nhà mặt đất 3,8 tỷ (bây giờ gi🌳á thị trường không dướ♉i 8 tỷ đồng) vậy mà dường như vợ tôi vẫn không hài lòng.
Phải thừa nhận rằng nếu bố mẹ không mua cho, có lẽ vợ chồng tôi phải tốn nhiều công sức và thời gian hơn mới mua được nhà. Nhưng vợ tôi suốt ngày so đo chuyện lương thấp, lương cao của cả hai khiến không khí nhiều lần m🌃ất vui. Tôi có cảm giác như mình đang ăn bám vợ, mặc dù chi phíꦗ sinh hoạt phần lớn là do tôi chi, còn tiền của vợ phần lớn để dành.
Trong khi đó, một số bạn bè của tôi đến giờ này vẫn ở thuê nhưng lương hai vợ chồng xấp xỉ nhau lại hoá ra sống hạnh phúc. Tôi cảm thấy trong một gia đình, nếu lương chồng cao hơn vợ thì không có v🐽ấn đề gì, các bà vợ vẫ🍎n đòi lương chồng hàng tháng nhưng gia đình vẫn hạnh phúc.
Nhưng ngược lại, chỉ cần lương chồng thấp hơn là bị mang tiếng ăn bám, không cầu tiến. Chúng ta hay nói về bình đẳng giới, vậy mỗi người có công việc và năng lực kiếm tiền khác nhau, miễn sao không cờ bạc, rượu chè gây tổn hại tới gia đình là được, lương chồng thấp hơn lương vợ thì có sao? Hay là giống 𝓡như chuyện cua đực, cua cái trong truyện cổ tích?
Nhờ đọc các bài viết trong thời🌱 gian gần đây, tôi mới cảm nhận được hôn nhân của nhiều người đang mắc kẹt trong chuyện tiền bạc. Ngày xưa, bố mẹ tôi buôn bán nhỏ rồi theo thời thế, có một cửa hàng khang trang nhưng tôꦛi chưa bao giờ thấy ông bà cãi vã, hục hặc chuyện tiền nong.
Người Việt có câu "Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũ𒈔ng cạn". Vì vậy, có lẽ đi lên từ gian khó, với hai bàn tay trắng nên người ta dễ thông cảm cho nhau và hơn hết là không so đo vật chất, tiền nong.
Còn bây giờ, cuộc sống của nhiều gia đình chỉ dựa vào đồng lương hàn💃g tháng của hai vợ chồng nên hay có chuyện so sánh lương chồng, lương vợ.
Tích Trần
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.