Trả lời:
Bánh trung thu là loại bánh truyền thống phổ biến trong dịp Tết Trung thu. Người bệnh tim mạch, kể cả trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh vẫn có thể ăn nhưng cần c𝓀hú ý đến loại bánh và liều lượng tiêu thụ.
Bánh trung thu truyền thống thường chứa lượng lớn đường, ♋chất béo và muối. Mỗi chiếc 250 g có thể cung cấp 800-1.100 kcal, là món ăn có năng lượng cao.
Đặc biệt, bánh dẻo thường nhiều đường hơn 𝔉bánh nướng, có thể dẫn đến tăng đường huyết, ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn bánh có thể gây ra các vấn đề như tăng cân, tăng huyết áp, cholesterℱol, không tốt cho bệnh nhân tim mạch.
Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân ti🦩m mạch nên chọn các loại bánh ít béo, ít đường, ít muối. Những loại bánh này hiện có sẵn trên thị trường như bánh trung thu không đường, ít calo hoặc bánh làm từ nguyên liệu tự nhiên.
Người bệnh tim mạch được khuyến cáo🦋 chỉ nên ăn bánh trung thu với lượng ít, từ 1-2 lần/ngày và ăn sau bữa chính để tránh tăng đường huyết. Ngoài ra, lượng bánh tiêu thụ cần được điều chỉnh dựa trên tổng năng lượng mỗi người cần trong ngày. Kết hợp uống nước trà nóng pha loãng khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa chất béo trong bánh.
Nếu trong ngày có ℱăn thêm bánh trung thu, hãy giảm lượng thức ăn trong bữa chính để không vượt quá nhu cầu năng lượng cần thiết.
Lựa chọn bánh handmade hoặc tự làm bánh tại nhà với lượng đường, muối, và chất béo vừa phải, được điều chỉnh theo khẩu vị và tìn𒅌h trạng sức khỏe. Trước khi ăn nên đọc kỹ thôn𒁃g tin, thành phần dinh dưỡng trên bao bì để biết rõ thành phần, calo và cân đối dinh dưỡng khi ăn.
Lưu ý, không ăn bánh trung thu khi đói. Không ăn bánh sau 19h đ𓆉ể tránh tích trữ năng lượng dư thừa. Đồng thời, không ăn quá nhiều bánh cùng lúc, dễ gây tăng cân và tăng lượng đường, chất béo trong cơ thể. Đặc biệt, bệnh nhân tim mạch không nên ăn lòng đỏ trứng muối trong bánh, vì chứa nhiều chất béo và muối, có thể làm bệnh tăng nặng.
BS.CK2 Lâm Mỹ Dung
Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Tim Tâm Đức