Trả lời:
Cơm rượu được làm từ nếp cẩm hoặc nếp cái ꦫhoa vàng, gạo được giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài tiếp tục ủ lê♒n men với men rượu. Hương vị lên men nhẹ, chua chua ngọt ngọt của cơm rượu được nhiều người yêu thích.
Cơm rượu nếp giàu dinh dưỡng như tinh bột, vitamin nhóm B, các chất chống oxy hóa anthrocyamin tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chất xơ và axit trong cơm rượu hỗ trợ🤪 ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu.
Gạo nếp, nhất là nếp cẩm, cũng chứa hàm lượ꧃ng sắt khá cao. Do vậy ăn nếp cẩm thường xuyên cũng phòng được bệnh thiếu sắt.
Nhiều người lo ngại vi khuẩn và nấm mốc có thể phát෴ triển trong quá trình lên men cơm rượu, hình thành các chất có hại cho cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên thực tế, cơm rượu được lên men nhờ khuẩn lactic, chuyển hóa tinh bột thành đường, quá trình lên men có khả năng ức chế các vi khuẩn, nấm mốc, nên nếu chế biến đúng cách hoặc mua ở nhữn🍰g cơ sở uy tín, đảm bảo thì không đáng lo ngại.
Nguyên tắc chung là cơm rượu lên men nên sử dụng ngay và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh🍰 nếu muốn dùng lâu hơn. Tốt nhất chỉ nên dùng cơm rượu ủ trong khoảng ba ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn, khi ăn có thể bị say hoặc nguy cơ vi phạm luật giao thông bởi🌱 có lượng cồn trong hơi thở.
Hiện nay chưa có số liệu cụ thể về lượng cồn trong cơm rượu, song khả năng gây say của cơm rượu thấp do hàm lượng cồn trong thực phẩm ở mức tối thiểu🎃. Tuy nhiên, mọi người không sử dụ🦩ng nhiều, mỗi lần ăn 80-100 g cả nước lẫn cái.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm
Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia