Trong phong bì làm sẵn của cô gái 25 tuổi đã có 500.000 đồng. "Mâm cỗ đầy đặn, nhiều món đặc sản và có cả ca sĩ biểu diễn thì tiền mừ🌼ng ít nhất cũng phải một triệu đồng gia chủ mới đủ chi phí", Chi giải thích.
Hai năm trước, phong bì mừng cưới của Chi hiếm khi lên mức 500.000 đồng. Các đám tổ chức tại nhà hoặc không đi sẽ gửi 200.000-ꦓ300.000 đồng. Đến nay thói quen mừng cưới của cô là 500.000 đồng nếu dự tiệc tại nhà. Nếu tiệc cưới tổ chức💯 ở những nơi sang trọng, số tiền trong phong bì sẽ "tự động" tăng lên 700.000 đến một triệu đồng.
"Mừng thế mình không mất mặt nhưng sẽ méo mặt", cô gái nhân viên văn phònᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚg với mức lương chưa đến 10 triệu đồng nói. Tháng nào nhận 3-4 thiệp mời cưới, Chi nói chắc chắn phải nhờ bố mẹ chi viện mới đủ tiền ăn và thuê nhà. Hầu hết bạn bè, đồng nghiệp của Chi đều thừa nhận "đi ăn cưới thời nay ngày càng đắt đỏ".
Bà Hoàng Hà, 60 tuổi, ở TP HCM cũng tự đặt nguyên tắc bỏ phong bì mừng cưới 500.000 đồng nếu đến dự tiệc và ꦫ300.000 đồng nếu không dự. Theo bà đây là mặt bằng chung, phù hợp với kinh tế của người về hưu mà không khiến gia chủ thiệt thòi.
Tuần trước, bà đến dự đám cưới con một người bạn, tổ chức ở một khách sạn sang trọng. Mọi người trong nhóm hưu trí quyết định "không phá giá", vẫn bỏ phong bì 500.000 đồn𓂃g. Nhưng đến cuối buổi tiệc, tất cả đều tự động bỏ thêm 500.000 đồ🙈ng. Không hài lòng nhưng bà Hà cũng phải theo số đông.
Vào mùa cưới, những ý kiến về chủ đề "áp lực tiền mừng cưới" hay "ăn cưới theo giá thị trường" xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều người đồng tình với ý kiến cho rằng "mức tജăng tiền mừng ෴quá nhanh, vượt xa tốc độ lạm phát và trở nên bất bình thường với thu nhập của hầu hết mọi người".
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thu nhập bình quân của người lao động sau 9 tháng đầu năm 2024 là 7,6 triệu đồng, tăng 7,4%🌄. Mức này quá chênh lệch với tốc độ tăng trung bình 100% của tiền mừng cưới.
Để tránh vỡ kế hoạch tài chính, nhiều người chọn giải pháp không dự tiệc để giảm tiền mừng. "Mỗi năm nhận hơn chục th🔯iệp mời cưới, nếu đi dự với tiền mừng chỉ tăng không giảm thì lương nào cho đủ", người d🔯ùng mạng tên Văn Tiến viết.
Khảo sát hồi đầu tháng 10 của VnExpress với 4.000 độc giả cùng câu hỏi "Bạn thường mừng đám cưới theo cách nào?", 49% nói nên the𝔍o "mặt bằng chung" mọi người mừng bao nhiêu thì bản thân mừng bấy nhiêu; 41% nói tùy điều kiện kinh tế của bản thân lúc dự tiệc.
"Tiền mừng tăng nhưng không đủ bù đắp chi phí tổ chức", bà Thanh Loan, đại diện tại một trung tâm tổ chức tiệc c🍬ưới ở Hà Nội, cho biết.
Theo bà, những năm gần đây chi phí tổ chức đám cưới có xu hướng tăng, gây áp lực cho gia đình cô dâu, chú rể và khách mời. 5 năm trước, giá trung🐎 bình một bàn tiệc 10 người dao động 3-3,5 triệu đồng, nhưng hiện tại tăng 25-30% do nguyên liệ🐭u đầu vào và phí dịch vụ tăng.
"Mức tốꩵi thiểu để có một bàn tiệc tạm ổn là bốn triệu đồng, chưa bao gồm dịch vụ trang trí, thuê người dẫn chương trình hay thêm các tiết mục giải trí. Thông thường các gia đình sẽ chọn mức 5-7 triệu đồng", bà Loan cho biết.
Ngoài chꦆi phí cỗ bàn, nhiều gia đình còn chi tiền trang trí đám cưới theo phong cách sang trọng, giá trung bình 200-500 triệu đồng. "Từ tổng chi phí, nếu mỗi khách mừng một triệu đồng, đám cưới đó may mắn thì hòꦡa vốn", đại diện đơn vị tổ chức tiệc cưới nói.
Áp lực tài chính khi đặt cỗ cưới khiến gia đình bà Tú Linh ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đau đầu. Người phụ nữ này cho biết trong đám cưới con trai lớn năm 2017, giá cỗ chỉ 2,5-3 triệu đồng một m♉âm 10 người. Đám cưới của con gái út tổ chức giữa năm nay đã lên 6 triệu đồng, ba𝔍o gồm phí dịch vụ, trang trí.
"Đặt cỗ ít dễ mang tiếng bủn xỉn, thiếu tôn trọng ♏khách nhưng làm đầy đặn lại khiến khách mời áp lực", bà Linh nói.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng, mừng cưới là꧂ nét thú vị trong văn hóa người Việt, xuất phát từ tinh thần tương thân tương ái. Tiền mừng vừa là lời chúc phúc vừa đóng góp một phần kinh phí cho ngày vui và hỗ trợ vợ chồng son⛄ khởi sự cuộc sống mới.
Mỗi giai đoạn, cách mừng cưới cũng khác nhau. Thời bao cấ💃p, cô dâu chú rể được mừng đồ dùng thiết yếu như xoong nồi, phích, cốc chén. Kinh tế phát triển, mọi người quy quà thành tiền.
Theo ông Vĩ, tiền mừng cưới chủ yếu dựa trên mối quan hệ thân - sơ, vai vế trong họ hàng, điều kiện cuộc sống của cô dâu chú rể, vị thế của gia đình hôn chủ và kinh tế của người dự. Không có quy định về tiền mừnꦫg là bao nhiêu nhưng khách mời thường ngầm tự tính toán mức phù hợp để hỗ trợ kinh phí tổ chức cho gia chủ.
Để tránh tình huống mừng cưới giống như một bữa "cơm bụi giá cao", chuyên gia văn hóa Nguyễn Ánh Hồng, nguyên giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khuyên các cặp vợ chồngಌ trẻ nên tổ chức hôn lễ đầm ấm, gắn kết các thành viên tro🧸ng gia đình và quan khách.
Về phía khách mời, bà Hồng cho rằng nên xác định mức độ thân thiết, điều kiện tài chính để quyết định đi dự hay không, mừng cưới bao nhiêu cho hợp lý. Trong trường hợp không🥂 đi, nên báo trước với gia chủ, tránh thừa cỗ gây lãng phí.
Cuối năm ngoái, thay vì tổ chức đám cưới linh đình, vợ chồng Việt Anh, 28 tuổi, ở quận Kiến An, Hải Phòng làm vài mâm mời họ hàng và bạn bè thân thiết, còn lại chỉ nhắn tin báoꦆ hỷ. Quyết định này được đưa ra sau khi gia đình được báo giá 7 triệu đồng mỗi bà⛎n tiệc.
"Nếu cứ cố tổ chức, vợ chồng tôi chắc chắn phải còng lưng trả nợ trong khi khách mời cꦫũng chẳng𝓀 vui vẻ gì", Việt Anh nói.
Hải Hiền - Quỳnh Nguyễn