Thay đổi trong Quy tắc Giao chiến (ROE) "trao toàn quyền tự do hành động" cho các chỉ huy được triển khai dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), được coi là biên giới Ấn - Trung, để "xử lý tình huống ở cấp chiến thuật", hai sĩ quan cao cấp giấu tên ngày 20/6 nói với Hindustan Times. ROE là các q﷽uy tắc hoặc chỉ thị nội bộ trong các lực lượng quân sự xác định hoàn cảnh, điều ൲kiện, mức độ và cách thức sử dụng vũ lực hoặc những hành động có thể được hiểu là khiêu khích.
Các chỉ huy sẽ không còn bị ràng buộc bởi hạn chế sử dụng súng đạn và có toàn quyền đối phó với các "tình huống đặc biệt", sử dụng tất cả nguồn lực theo ý của họ, một trong hai sĩ quan cho🐬 biết.
Trong bài phát biểu tại một cuộc 🍬họp hôm 20/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng quân đội được tự do thực hiện các biện pháp cần thiết ở biên giới và Ấn Độ đã truyền đạt lập trường với Trung Quốc thông q🐻ua các biện pháp ngoại giao.
"Với những thay đổi trong ROE, không còn rào cản nào ngăn các chỉ huy Ấn Độ thực hiện những hành động họ cảm thấy cần thiết ở LAC. ಌROE đã được sửa đổi để đối phó với những kỹ thuật tàﷺn bạo quân đội Trung Quốc sử dụng", sĩ quan thứ hai nói.
Thay đổi được đưa ra sau vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ngày 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Hai bên không dùng súng đạn mà tấn công nhau bằng nắm đấm, đá và gậy sắt hàn đinh. Lục quân Ấn Độ xác nhận 20 binh sĩ nước này thiệt mạng. Truyền thô꧂ng Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Bắc Kinh xác nhận có thương vong nhưng không nêu số cụ thể.
Binh sĩ Ấn - Trung nhiều năm qua không đ🌞ụng độ bằng súng đạn do tuân thủ các thỏa thuận biên giới Ấn - Trung k🐟ý năm 1996 và 2005. Thỏa thuận viết rằng "hai bên sẽ không nổ súng hay săn bắn bằng súng hoặc chất nổ trong phạm vi hai km từ LAC".
Sau vụ đụng độ, giới chức hai nước đang nỗ lực giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán và đối thoại để tránh leo thang thành xung đột quân sự, song vẫnꦕ đổ lỗi cho nhau về vụ ẩu đả và cảnh báo lẫn nhau trong các tuyên bố công khai.
Quân đội Ấn Độ triển khai hàng loạt khí tài hiện đại đến các căn cứ tiền phương ở Ladakh gồm trực thăng vũ trang AH-64 Apache mang tên lửa dẫn đường Hellfire, trực thăng vận tải hạng nặng Chinook, tiêm kích đa năng Su-30MKI, chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29 và cường kích Jaguar. Một quan chức giấu tên ngày 21/6 nói với New Indian Express rằng Ấn Độ có thể triển khai thêm 🐼2.000 quân thuộc lực lượng Cảnh sát Biên giới Ấn Độ - Tây Tạng đến biên giới với Trung Quốc.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc cũng tăng cường lực lượng dọc theo LAC. Bắc Kinh xây dựng thêm nhiều lô cốt gần thung lũng Galwan, đồng thời bổ sung các phi đội tiêm kích hạng nhẹ J-8 và hạng nặng J-11, c🧜ùng oanh tạc cơ chiến lược đến căn cứ Hotan và Kashgar ở Tây Tạng.
Phương Vũ (Theo Hindustan Times)