"Bharat 🌟Dynamics Limited (BDL) và Rosoboronexport của Nga đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển các biến thể của tổ hợp pháo - tên lửa phòng không🃏 Pantsir-S1", BDL thông báo trên mạng xã hội hồi tuần trước.
Biên bản ghi nhớ được ký bởi A Madhavarao, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành BDL, và Kovalenko German, phó tổng giám đốc phℱụ trách bộ phận hải quân của Rosoboronexport, bên lề hội nghị lần thứ 5 của nhóm phụ Ủy ban Liên chính phủ Nga - Ấn Độ (IRIGC) ওtại bang Goa.
Thông báo không đề cập thông tin cụ thể, nhưng truyền thông Ấn Độ cho biết thỏa thuận sẽ cho phép New Delhi có thể tự sản xuất tổ hợp Pantsir-S1 ở trong nước và tùy chỉnh theo ý muốn, qua đó đáp ứng các sáng k🗹iến nhằm thúc đẩy năng lực t𓆏ự chủ của nước này.
Thỏa thuận được công bố trong lúc lục quân Ấn Độ đ𓄧ang cần một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không hiện đại để hỗ trợ các đơn vị cơ giới tại môi trường có rủi ro cao. Tài liệu do lục quân Ấn Độ công bố hồi tháng 7 nêu rõ các yêu cầu đối với hệ thống phòng không loại này, trong đó nhấn m🎃ạnh tính cơ động và linh hoạt để ứng phó mối đe dọa trên không trong thời gian thực.
Pants༒ir S-1 là hệ thống phòng không di động đặt trên khung gầm xe tải, thường là Ural-53234 8×8, Kamaz-6560 8×8 hoặc MAN SX45, giúp nó có khả năng di chuyển tốt trên nhiều loại địa hình.
Tổ hợp này được trang bị 12 ống phóng tên lửa phòng không 57E6 h𓃲oặc 57E6-E với tầm bắn 1-12 km, cùng hai phá🦹o tự động 2A38M 30 mm có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 0,2-4 km. Các đặc điểm trên giúp Pantsir S-1 trở thành hệ thống phòng không sở hữu tính linh hoạt cao, có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa bay nhanh ở nhiều khoảng cách khác nhau, như thiết bị bay không người lái (drone), trực thăng và tên lửa hành trình.
Xe chiến đấu của tổ hợp Pantsir-S1 có thể mang theo 12 tên lửa và 1.404 viên đạn pháo, trong khi xe tải - nạp đạn chở được 24 tên lửa và 2.808 viên🧸 đạn. Mỗi xe chiến đấu có thể tấn công 4 mục tiêu cùng lúc, tốc độ🌞 bắn 12-16 mục tiêu một phút, thời gian phản ứng 4-6 giây.
Một điểm nổi bật nữa là Pantsir-S1 có thể vận hành trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và ở độ cao lên tới 3.000 mét, nên đặc biệt phù hợ🤪p với Ấn Độ, quốc gia có địa hình trải dài từ núi Himalaya cho đến sa mạc Rajasthan.
Ngoài Nga, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang vận hành Pantsir-S1, trong đó cಌó Algeria, Iran, I💃raq và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Phạm Giang (Theo Eurasian Times, IDRW, India Defense News)