"Chính phủ của tôi cam kết đầy đủ với việc ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚbảo vệ lợi ích quốc gia và rất cảnh giác. Các lực lượng bổ sung đã được triển khai để bảo vệ chủ quyền của Ấn Độ dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC)", Tổng thống Ram Nath Kovind cho biết trong phiên họp chung của quốc hội Ấn Độ hôm nay. Ông không nói rõ quy mô của lực lượng tăng viện. LAC là biên giới chưa phân định dài 3.488 km giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Động thái điều quân của Ấn Độ diễn ra🍸 bất chấp việc nước này và Trung Quốc nhất trí thúc đẩy sớm rút bớt lực lượng sau vòng🅷 đàm phán thứ 9 của các quan chức quân đội cao cấp hôm 25/1. Ngoại trưởng Ấn Độ ngày 28/1 chỉ trích Trung Quốc vì tập trung binh sĩ và xây dựng cơ sở ở biên giới, nói vụ đụng độ chết người hồi tháng 6/2020 "làm xáo trộn sâu sắc" quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong nhiều 🐟thập kỷ khi hai nước rơi vào tình trạng bế tắc bất chấp nhiều tháng đàm phán để giải quyết căng thẳng biên giới. Lục quân Ấn Độ ngày 25/1 cho biết xảy ra "một vụ đụng độ nhỏ" ở bang Sikkim hồi tuần trướ﷽c, song nó được các chỉ huy địa phương dàn xếp.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ pᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhối hợp với nước này để thực hiện thỏa thuận và "kiềm chế mọi hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc trầm trọng thêm tình hình biên giới".
Tranh chấp biên giới Ấn - Trung diễn ra trong nhiều thập kỷ, trong đó lần đụng độ đẫm máu nhất là cuộc chiến năm 1962. Những vụ đụng độ lẻ tẻ sau đó nổ ra dọc Đường Kiểm so༺át Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc chạy qua dãy Himlaya.
Tình hình tranh chấp biên giới Ấn - Trung lắng xuống sau căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017. Đụng độ giữa binh sĩ hai nước lại nổ ra vào đầu tháng 5/2020, lên tới đỉnh điểm sau một tháng rưỡi với vụ ẩu đả khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng tại thung lun👍g Galwan. Phía Trung Quốc thừa nhận chịu thương vong trong vụ ẩu đả, song không công bố chi tiết.
Ấn Độ và Trung Quốc sau đó điều lượng lớn binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho khu vực biên giới, đồng thời triển khai các chiến dịch hậu cần chưa từng có để chuyển nhu yếu phẩm và thực phẩm nhằm giúp binh sĩ sống trong mùa đông khắc nghiệt trên dãy Himalaya.
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)