Lễ tiếp nhận tiêm kích Rafale của phi đội 101 đóng quân tại căn cứ Hasimara diễn ra ngày 28/7 với sự tham dự của đại tướng Rakesh Kumar Singh Bhadauria, tư lệnh không quân Ấn Độ. Các tiêm kích Rafale có màn bay biể༒u diễn và sau đó được chào đón bằng vòi rồng, Bộꦉ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.
"Việc đưa tiêm kích Rafale đến Hasimara đã được lên kế hoạch cẩn thận, tập trung vào tầm quan trọng của tăng cường năng lực không quân Ấn Độ tại khu vực phía đông", tướng Bhadauria nói. "Phi đội sẽ chiếm ưu thế tại bất cứ đâu và bất cứ khi nào nhận lệnh, đảm bảo đối phương luôn bị răn đe bởi sự hiện diện của các tiêm kích Rafale"🌌.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Ajay Bhatt ngày 28/7 cho biết nước này đã nhận được 26 trong số 36 tiêm kích đặt mua từ hãng Dassault Aviation của Pháp. Tiêm kích đa năng Rafale nổi tiếng với năng lực tác 𒈔chiến trên không và tấn công chính xác.
Không quân Ấn Độ triển khai tiêm kích Rafale tới gần biên giới vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm khu tự trị Tây Tạng. Đây là chuyến thăm Tây Tạng đầu tiên của lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc sau ba thập kỷ, cũng l♛à chuyến đi đầu tiên của ôn🙈g Tập trên cương vị hiện tại.
Khi gặp gỡ các binh sĩ Trung Quốc đóng quân tại thành phố Lhasa của Tây Tạng, ông 𝓰Tập nói cần củng cố phát triển các khu vực biên giới, "tăng cường sức mạnh của quân đội và thực hiện💝 chiến lược quân sự trong thời kỳ mới".
Các báo cáo tình báo của Ấn Độ cho biết Trung Quốc đang ♋tăng cường năng lực không quân ở biên giới, bao gồm xây dựng hoặc mở rộng ít nhất 16 căn 🎀cứ không quân tại khu tự trị Tây Tạng.
Trung Quốc và🌺 Ấn Độ tăng cường phát triển các c﷽ơ sở quân sự quanh khu vực biên giới từ tháng 6/2020, sau vụ đụng độ tại Thung lũng Galwan khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong.
Trung Quốc và Ấn Độ lại điều quân tới khu vực biê🃏n giới sau khi quá trình rút quân bị đình trệ từ hồi tháng 2. Cả hai nước cáo buộc lẫn nhau xâm phạm biên giới ở đồng bằng Depsang, Gogra và Suối nước nóng (Kyam).
Nguyễn Tiến (Theo Sputnik)