Ngày 28/5, Economic Times đưa tin một đoàn đại biểu công nghiệp quốc phòng, gồm đại diện của các công ty vũ khí lớn của Ấn Độ sẽ tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đến thăm Việ🎃t Nam vào đầu tháng 6.
Theo đó, phái đoàn này có thể bao gồm trên 15 đại diện từ các công ty quốc phòng tư nhân như L&T, Tata và Reliance Defence, cùng các công ty sản xuất vũ khí nhà nước như Brah🎀mos Aerospace.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam💛.
Các quan chức Ấn Độ cho biết Bộ Quốc phòng nước này sẽ xem xét khả năng hợp tác phát triển và sản xuất vũ khí với Việt Nam, quốc gia có trong biên chế nhiều loại vũ khí được nhập khẩu từ Nga tương tự với Ấn Độ.
Ấn Độ xác định Việt Nam là quốc gia mà họ có thể xuất khẩu gần như tất cả các loại vũ khí, kể cả những♏ hệ thống tiên tiến nhất như tên lửa diệt hạm siêu thanꦇh BrahMos.
Các n♚hà phân tích quốc phòng Ấn Độ nhận định, tăng cường xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ. Theo chuyên gia Ankur Gupta, thuộc công ty tư vấn toàn cầu Ernst and Y⛦oung, những đề xuất như cung cấp 4 tàu tuần tra của GRꦰSE hay xuất khẩu tên lửa BrahMos cho Việt Nam s🌺ẽ là những công cụ đối ngoại quan trọng của New Delhi trong khu vực.
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh do Ấn Độ và Ng🎉a hợp tác sản xuất, ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máꦛy bay hay các bệ phóng di động trên mặt đất. Loại tên lửa này có vận tốc Mach 2,5-2,8. Phiên bản BrahMos cải tiến đang được thử nghiệm có thể đạt đến tốc độ Mach 6, tức gấp 6 lần vận tốc âm thanh.
Xem thêm: Đặ𒆙c nhiệm Mỹ mong muốn hợp tác với đặc công 💦Việt Nam.
Nguyễn Hoàng