"Thật đáng tiếc khi Trung Quốc chọn chính trị hóa một sự kiện như Olympic", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi nói ngày 3/2. Các nhà ngoại gi🎀ao hàng đầu của Ấn Độ ở Bắc Kinh sẽ không dự lễ khai mạc hay bế mạc Olympic, trong khi vận động viên vẫn tham gia thi đấu.
Đài Doordarshan, do chính phủ🃏 Ấn Độ thành lập, cũng cho biết sẽ không truyền hình trực tiếp lễ khai mạc và bế🌞 mạc Olympic Bắc Kinh.
Quyết định được đưa ra sau khi truyền thông Trung Quốc công bố hình ảnh cho thấy tiểu đoàn trưởng, thượng tá♔ Kỳ Phát Bảo là một trong số 1.200 người tham gia♎ rước đuốc.
Kỳ Phát Bảo được ca ngợi là anh hùng tại Trung Quốc sau khi bị thương trong vụ đụng độ chết người với lính Ấn Độ tháng 6/2020 ở thung lũng Galꦅwan. Ít nhất 4 binh sĩ Trung Quốc và 20 lính Ấn Độ th��iệt mạng.
Ấn🍬 Độ chỉ trích Trung Quốc đưa căng thẳng chính trị giữa hai nước vào Olympic, sự kiện lẽ ra phải là "cuộc cạnh tranh hòa bình giữa các quốc gia". Trong khi đó, Hồ Tích Tiến, cựu tổng biên tập tờ Global Times của Trung Quốc, chỉ trích phản ওứng của Ấn Độ. "Tôi thấy để anh ấy rước đuốc là lời kêu gọi hòa bình biên giới Trung - Ấn và hòa bình thế giới. Có gì sai cơ chứ?", ông nói.
Hơn 20 lãnh đạo nước ngoài dự kiến tham dự Olympic Bắc Kinh, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mỹ, Australia, Anh và Canada đã thông báo không cử quan chức tới sự kiện với cáo buộc "Trung Quốc viౠ phạm nhân quyền". Trung Quốc bác🐟 bỏ cáo buộc này.
Ấn Độ cử một vận động viên tham dự Olympi𒀰c Bắc Kinh là Arif Khan, thi đấu môn trượt tuyết đổ đèo.
Nguyễn Tiến (Theo CNN)