Ủy ban Phúc lợi Động vật, cơ quan tư vấn cho Bộ Thủy sản, Chăn nuôi và Sản xuất sữa Ấn𒅌 Độ, ngày 8/2 ꦉthông báo rằng "Ngày ôm bò" sẽ diễn ra vào 14/2 như một lễ kỷ niệm truyền thống mới của Ấn Độ.
"Các truyền t💧hống đang trên bờ vực biến mất do độ phổ biến của văn hóa phương Tây", ủy ban viết trong lời kêu gọi. "Sự phát triển của nền văn minh phương Tây đã khiến di🌼 sản và văn hóa vật thể của chúng ta gần như bị lãng quên".
Bò là loài vật linh thiêng trong Hindu giáo. Ủy ban Phúc lợi Động vật mô tả bò là "xương sống của văn hóa Ấn Độ", khẳng định ôm bò𒅌 vào ngày 14/2 sẽ mang lại "cảm xúc phong phú, tăng cường niềm ⛦vui cho cá nhân và tập thể".
Nhiều thanh niên Ấn Độ thường dành ngày Lễ tình nhân hẹn hò trong nhà hàng, công viên, tặng quà và tiệc tùng. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa Hindu cứng rắn coi các ngày lễ phương Tây là đi ngược với giá trị truyền thống. Nhữngಞ năm gần đây, họ đã phá hoại các cửa hàng bán đồ Valentine, đốt thiệp và quà tặng, đuổi các đôi tình nhân ra khỏi nhà hàng và công viên v⛄ới lý do ngày lễ "khuyến khích hành vi lăng nhăng".
Ngày 10/2, Ủy ban Phúc lợi Động vật ra tuyên bố rút lại lời kêu gọi, sau khi hứng chịu nhiều chỉ trích từ đối thủ chính tr🦩ị và người dùng mạng xã hội.
"Quyết định rút lạ🎃i lời kêu gọi nhằm ngăn nền chính trị do người Hindu lãnh đạo hứng chịu những lời chế giễu", nhà phân tích Nilanjan Mukhopadhyay nói sau khi nhận xét ý tưởng ban đầu là "ngớ ngẩn, phi logic".
Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi những năm gần đây thúc đẩy chương trình nghị sự theo hướng Hindu, đẩy mạnh sự phát triển của tôn giáo này. Người Hindu chiếm 80% trong số g💞ần 1,4 tỷ dân Ấn Độ. Người Hồi giáo chiếm 14%, người Cơ đốc giáo, đạo Sikh, đạo Phật và đạo Jain chiếm đa số trong 6% còn lại.
Hồng Hạnh (Theo AP)