Trả lời:
Nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán chủ yếu do ăn uống không bảo đảm vệ sinh, nhất là thói quen ăn đồ tái sống, chưa chín như tiết canh, nem chạo, thịt tái, rau thủy sinh... Nhiều người cho rằng khi ăn🅘 đồ sống, chỉ cần tẩy giun định kỳ sẽ có thể phòng các loại ký sinh trùng, sán lá gan, sán lá phổi hay sán heo. Điều này hoàn toàn sai lầm♒.
Tẩy giun định kỳ chỉ có tác dụng tẩy ♛các loại giun thông thường như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim chứ không có tác dụng với các loại sán. Thực tế, cách duy nhất có thể tiêu diệt sán và các loại ký sinh trùng là nấu chín thực phẩm.
Ký sinh trùng như sán dây bò 💧thường ký sinh trong thịt nạc, nội tạng động vật. Bởi vậy, các món từ thịt, nội tạng bò, lợn không được nấu chín có nguy cơ cao nh🔥iễm ký sinh trùng.
Nhìn chung, bạn thường không biết được nguồn gốc thịt khi mua. Vì vậy, cần cẩn trọng nếu ăn thịt tái, bởi có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan. Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các 🌠cơ quaꦅn khác trong cơ thể.
Đơn cử, món phở bò tái hoặc bò t🍃ái nhúng lẩu, bò bít tết, nem chua tái là món ăn khoái khẩu của nhiều người, song có thể khiến người ăn bị ♌nhiễm sán.
Tốt nhất, bạn nên tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 💮tháng đến một năm một lần.
Bác sĩ Trần Văn Thọ
Phó giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ