Lực lượng này được bố trí đến ba khu vực dọc tuyến biên giới với Trung Quốc, đánh dấu đợt ch🌺uyển quân mang tính lịch sử và cho thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này, bốn quan chức giấu tên am hiểu vấn đề tiết lộ hôm 27/6.
Tổng số quân Ấn Độ tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc hiện vào khoảng 200.000 người, tăng💝 40% so với năm ngoái, hai quan chức nói thêm.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ và phát ngôn viê▨n Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ đều chưa bình luận về thô♔ng tin này.
Ấn Độ trước đây coi Pakistan là đối thủ chiến lược, khi hai nước từng trải qua ba cuộc chiến tranh liên quan đến khu vực tranh chấp Kashmir. Tuy nhiên, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi gần đây đã tìm cách giảm căng thẳng với Islamabad và chuyển hướng sang đối phó Bắc Kinh từ sau vụ đụng độ giữa binh🎐 sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực Ladakh hồi giữa năm ngoái.
Hiện diện quân sự của Ấn Độ gần biên giới Trung Quốc trước đây chỉ mang tính phòng thủ nhằm ngăn cꦐhặn những động thái xâm nhập của Bắc Kinh. Đợt điều chuyển lực lượng gần đây sẽ cho phép các chỉ huy Ấn Độ có thêm lựa chọn tấn công và kiểm soát lãnh thổ Trung Quốc nếu cần thiết, phục vụ chiến lược "phòng thủ bằng tiến công".
Một trong những biện pháp được áp dụng là tận dụng tối đa lực lượng trực t✨hăng để vận chuyển binh sĩ và khí tài hạng nặng như pháo M777 giữa các địa điểm ⛎tác chiến, tăng tối đa khả năng cơ động trên chiến trường.
Ladakh là nơi đượꦦc tăng quân lớn nhất với khoảng 20.000 binh sĩ được bổ sung, hầu hết được huy động từ các chiến dịch chống khủng bố và khu vực phòng thủ gần Pakistan.
New Delhi cũng tăng khả năng tiến công ở dọc Tây Tạng, khi binh sĩ trang bị súng máy đang bắt đầu tuần tra chung với dân quân vũ trang nhẹ. Hàng loạt tiêm kích đa năng Rafale gắn tên lửa tầm xa đã được triển khai hỗ trợ lực lượng mặt đất ở bang cực đông Arunachal Pradesh, nơi 🧔d✨iễn ra phần lớn xung đột biên giới giữa New Delhi và Bắc Kinh hồi năm 1962.
Hải quân Ấn Độ cũng hành động khi điều hàng loạt tàu chiến đến những tuyến đường biển then chốt trong thời gian dài, đồng thời nghiên cứu d🌠òng 🐟chảy năng lượng và giao thương đến và đi từ Trung Quốc, quan chức hải quân Ấn Độ giấu tên tiết lộ.
Đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc leo thang hồi tháng 5/2020 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người giữa tháng 6/2020, khiến 20 lính Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Sau 𒁃thời gian căng thẳng, hai nước tổ chức các cuộc đàm phán và nhất trí rút phần lớn lực lượng vũ trang khỏi khu vực tranh chấp để hạ nhiệt tình hình.
Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu rút quân từ tháng 4, song hai nước nghi ngờ lẫn nhau và vẫn duy trì khoảng 100.000 binh sĩ dọc Đường Kiểm 🍬soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định.
Tình hình có dấu hiệu căng thẳng trở lại sau khi Trung Quốc tuyên bố Ấn Độ huấn luyện khoảng 10.000 dânไ gốc Tây Tạng đóng giả làm người chăn gia súc và xâm nhập biên giới nước này. Trong khi đó, New Delhi cáo buộc Bắc Kinh không rút lực lượng theo thỏa thuận đã ký kết.
Vũ Anh (Theo Bloomberg)