"Hai bên đã thiết lập các cơ chế ở cả cấp độ quân sꩲự và ngoại giao để giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong khu vực biên giới bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại và sẽ tiếp tục liên🐼 lạc qua các kênh này", Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm qua ra thông cáo cho biết.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/5 đăng trên Twitter rằng ông đã thông báo với cả Trung Quốc và Ấn Độ về việc Mỹ "sẵn sàng, mong muốn và có thể" hòa giải "tra♍nh chấp biên giới đang hoành hành" giữa hai🤡 nước.
Phát biểu của Trump đã làm dấy lên quan điểm cứng rắn trong nhiều qu🔯an chức cấp cao Ấn Độ. Các nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo nước này cho biết một số quan chức kiên quyết bác bỏ phương án rút quân khỏi các vị trí tiền phương ở khu vực tranh chấp với Trung Quốc, khẳng định sẽ không có bất cứ động thái xuống thang nào ngay lập tức để giải quyết tình thế đối đầu căng thẳng giữa hai bên suốt ba tuần qua tại Ladakh.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ấn Độ tái khẳng định lập trường giải quyết tranh chấp♋ với Trung Quốc bằng con đường song phương, không cần sự can thiệp của bên thứ ba.
"Quân đội Ấn Độ thực hiện cách tiếp cận rất có trách🦂 nhiệm trong quản lý biên giới, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trong các thỏa thuận và giao thức song phương với Trung Quốc để🍌 giải quyết bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh", cơ quan này cho biết.
Trump đưa ra đề nghị làm "trung gian hòa giải" vài ngày sau khi nhà ngoại giao phụ trách khu vực Nam Á của Mỹ Alice Wells ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Ấn Độ và đề nghị họ chống lại "sự xâm lược của Trung Quốc". Một số nhà quan sát nhậ🌠n định đoạn tweet của Trump ngụ ý rút lại sự ủng hộ đó.
M♎ột cựu quan chức ngoại giao Ấn Độ giải thích Trump đề cập đến cả hai nước trong cùng một câu cho thấy đoạn tweet "không thể hiện mối quan tâm hay ủng hộ đáng kể nào" cho Ấn Độ, dù nước này là đồng minh thân thiết của Mỹ. Cựu quan chức này nhận định đoạn tweet của Trump củng cố lý do Ấn Độ không thể phụ thuộc vào Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump.
Anil Wadhwa, cựu đại sứꦦ Ấn Độ và chuyên gia chính sách đối ngoại, cho rằng tuyên bố của Trump chỉ để chứng minh với cử tri Mỹ rằng ông "là một chính khách". Trump từng đề nghị Mỹ làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan, song đây là lần đầu ông đưa ra đề nghị cho Ấn Độ và Trung Quốc.
Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biê🌄n giới dài 3.488 km. Tran🎶h chấp lãnh thổ dọc theo biên giới Trung - Ấn kéo dài suốt 70 năm qua.
Ít nhất hai cuộc xô xát giữa biên phòng hai nước đã diễn ra hồi đầu tháng 5 ở vùng Ladakh phía bắc và tại đèo Naku La nối Sikkim của Ấn Độ với Tây Tạng của Trung Quốc, khiến nhiều binh sĩ hai bên bị thương. Quân đội hai nước sau đó được cho là🦹 đã tăng cường lực lượng tới biên giới, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tại châu Á.
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)