Phát triển công nghiệp xe máy từ nền kinh tế yếu kém, công nghiệp luyện kim, cơ khí không định hình rõ ràng là điều không hề dễ cho các hãng xe tại các nước khi ở buổi bình minh làng xe hai bánh như🥃 Ấn Độ, Thái Lan, hay Việt Nam. Do đó "dựa bóng quan lớn" là cách mà các hãng xe Ấn Độ đã thực hiện để từng bước lớn mạnh tại thị trường nội địa.
Hiện Hero cùng với Bajaj, Ho𒀰nda, TVS đang là 4 nhà sản xuất xe máy lớn nhất đất🅰 nước đa tôn giáo. Nếu Honda là ông lớn Nhật Bản thì ba hãng còn lại đều từ nội địa, đều từng liên doanh với nước ngoài để tận dụng công nghệ. Hero chiếm tới 43% thị phần, Honda cách xa với 19%. Bajaj theo sát với 18% và TVS là 13%. Trong 2013, Ấn Độ dự kiến tiêu thụ khoảng 13 triệu xe.
Câu chuyện về "anh hùng" Hero bắt đầu phát triển từ khi hãng xe này liên doanh với Honda năm 1984. Hãng xe Nhật chân ướt chân ráo vào Ấn Độ nên cần một công ty đã có sẵn mạng lưới phân phối, dung lượng thị trường chấp nhận được. Hero khi đó chủ yếu sản xuất xe đạp lại cần công nghệ hiện đại từ 🍷nước ngoài. Hai nhu cầu dẫn tới sự ra đời của liên doanh Hero Honda với Hero nắm 74% cổ phần.
Trong thời gian 26 năm chung sống từ 1984-2010, liên doanh này trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất Ấn Độ, doanh thu khoꩵảng 2 tỷ USD mỗi năm. Nguyên nhân chấm dứt liên doanh được cho biết đến từ phía Honda, khi có biểu hiện kinh doanh "hai mang"🍸.
Honda thể hiện rõ mục đích "chân đạp hai thuyền" khi đang liên doanh với Hero nhưng vẫn tự lập thêm công ty HMSI 100 % vốn Honda vào năm 1999. Dù cam kết không đối đầu d🐬anh mục sản phẩm nhưng có vẻ tham🌟 vọng của ông lớn Nhật Bản là khó đừng. Nhận thấy điều đó Hero chủ động đề nghị mua lại 26% cổ phần của Honda, đến năm 2010 mọi thỏa thuận đều hoàn tất, Hero chính thức độc lập.
Nguy cơ mất đi công nghệ sản xuất xe Nhật Bản được Hero khắc phục tạm thời bằng cách mua bản quyền 🍌các chứng chỉ, bằng sáng chế, công nghệ với thời hạn đến năm 2014. Trong khoảng thời gian 4 năm đủ để Hero tự phát triển lên ngôi vị quán quân, bỏ xa cả Honda.
Cũng giống như Hero, đứng thứ hai là hãng Bajaj trước đây có thời gian hợp tác với Kawasaki. Hiện nay hãng môtô KTM (Áo) đang nắm 47% cổ phần tại Bajaj và liên doanh này sản xuất xe dựa trên các bộ phận cꦺủa KTM, tỉ dụ Bajaj Pulsar 200NS phát triển dựa trên KTM Duke 200.
Công ty Ấn Độ còn lại trong bộ tứ là TVS cũng đạt thỏa thuận hợp tác với BMW khi hãng xe Đức muốn xâm lấn thị trường này, giống với trường hợp của Hero và Honda hồi năm 1984. Trước đó TVS có thời gian 19 năm bắt tay cùng Suzuki trước khi chia tay vào năm 2001. Kể từ đó TVS chứng🌱 tỏ sức mạnh ở phân khúc 100 phân khối, nhưng thị trường Ấn đang chuyển biến nhanh sang các xe lớn nên lựa chọn liên doanh với BMW là cách đón đầu của hãng.
Như vậy ở Ấn Độ, 3 trong 4 hãng xe 💙máy lớn nhất là doanh nghiệp nội địa liên doanh với một công ty nước ngoài. Việt Nam có thị trường xe máy lớn thứ tư thế giới, khoảng 3 triệu chiếc mỗ༺i năm, nhưng đều là doanh nghiệp Nhật Bản với Honda, Yamaha, Suzuki hoặc châu Âu như Piaggio.
Không🤡 có một nhà sản xuất nội địa nào đủ sức chống lại ảnh hưởng của Honda và Yamaha. Riêng hai hãng này chiếm tới 90% thị phần và luôn làm chủ cuộc chơi, kể cả về giá với người tiêu dùng.
Đức Huy