Năm q♍uốc gia được mời tham dự bàn tròn g𝔉ồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.
Tại sao Singapore, một quốc gia Đông Nam Á vẻn vẹn 5 triệu dân lᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚại được đại học hàng đầu nước Mỹ xếp ở vị trí trang trọng, ngang hàng với các quốc gia lớn nhất của thế giới và khu vực để bàn về thế sự của Đông Á? Trong khi các nước lớn hơn về quy mô dân số như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines hay Malaysia không được mời tham dự?
Singapore xuất hiện trong bàn tròn giữa các nước lớn vì Singapore là một t💫rong những quốc gia phát triển nhất về kinh tế, không chỉ ở châu Á m𝕴à còn của thế giới. Sức mạnh kinh tế đã giúp Singapore có được vị thế quan trọng về chính trị và an ninh trong khu vực.
Hôm qua, tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC diễn ra ở Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump – bằng lối diễn thuyết💎 hùng hồn quen thuộc - đã nhấn mạnh một nguyên lý kinh điển:😼 “An ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia”.
Bài học nà🅺y không mới. Nó đã được khẳng định nhiều lần trong lịch sử, nhưng ôn lại thường xuyên c🦄ũng sẽ không bao giờ thừa.
Sự thịnh vượng về kinh tế đảm bảo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của quốc gia. Kinh tế mạnh là tiền đề để tạo ra cơ hội việc làm, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội. Kinh tế mạnh còn là tiền đề để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Vị thế kin𝔉h tế của một quốc gia cũng quyết định vị thế chính trị của quốc gia đó trên trường quốc tế.
Để đại diện của Singapore được mời ngồi cùng bàn với bốn nước lớn ở hội thảo nói trên là cả một câu chuyện dài bằng nhiều năm lịch sử. Năm 1965, Quốc hội Malaysia bỏ phiếu “trục xuất” Singapore ra khỏi Liên bang Malaysia. Lý Quang Diệu khi ấy đã phải gạt nước mắt xin lỗi đồng bào của mình vì sự thất bại chính trị này. Hiểu rằng nghèo thì thường trở nên hèn, Lý Quang Diệu ý thức rất rõ rằng Singapore chỉ có thể tồn tại nếu nó trở thành quốc gia mạnh về kinh tế. Một hòn đảo với vài triệu dân mà vẫn tiếp tục nghèo thì sẽ luôn trở thành đối tượng bị ăn hiếp, bị o ép đủ đường. Trở thàꦇnh quốc gia phát triển nhất khu vực luôn là mục tiêu thôi thúc ông trong những năm lãnh đạo đất nước.
Chỉ sau vài chục năm, giờ đây Singapore trở thành nơi các nguyên thủ quốc gia thường xuyên ghé thăm để bàn chuyện thế sự của khu vực và quốc tế, nơi quy tụ những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu, và nơi lập nghiệp của biết bao nhân tài từ khắp thế giới. Singapore đã dệt nên tấm lưới an toàn cho mình bằng những quan 🎀hệ và lợi ích đan xen chằng chịt như thế.
Câu chuyện tiêu biểu thứ hai là Hàn Quốc. Từ một quốc gia lâm nguy trong chiến tranh, các lãnh đạo tiếp nối nhau của Hàn Quốc mà tiêu biểu là Tổng thống Park Cꦆhung Hee hiểu rằng, nếu anh không mạnh về kinh tế thì anh sẽ c𝕴ó thể bị thôn tính bất kỳ lúc nào. Đó cũng là động cơ nằm sau việc ông Park cho lập các tập đoàn kinh doanh lớn hậu thuẫn cho sự phát triển kinh tế đồng thời hậu thuẫn cho quân sự. Khi Nam Bắc chia cắt, phần lớn nguồn tài nguyên của Triều Tiên như quặng sắt, mỏ than𒉰, khoáng sản… đều nằm ở phía Bắc chứ 𓃲không phải phía Nam. Ông cũng nổi tiếng với chương trình HCI (Heavy-Chemical Industry Drive) nhằm phát triển công nghiệp nặng và hóa chất – một trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế thập niên 1970 để từ đó củng cố cả kinh tế lẫn quốc phòng. Chỉ trong vòng 4 thập niên, trỗi dậy từ đống tro tàn của cuộc chiến tranh Nam - Bắc, Hà꧑n Quốc trở thành thành viên của OECD và là một trong vài nền kinh tế quan trọng nhất ở Châu Á.
Nhìn lại lịch sử thế giới, chúng ta có 𓂃thể tìm thấy vô số trường hợp minh chứng cho sự gắn bó mật thiết giữa an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Đồng thời cũng cần hiểu theo chiều ngược lại: khi kinh tế yếu kém thì chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ rất dễ bị đe dọa, vì thường thì nghèo quá hóa hóa hèn, thất bại kinh tế khiến một quốc gia dễ bị tổn thương trước sự o ép, thậm chí bắt nạt của các nước lớn.
Đế chế Khmer cùng với nền văn minh Angkor đã cống hiến cho nhân loại nhiều công trình kiến trúc kỳ vĩ nhất thế giới. Nhưng Angkok Wat được tạo ra bằng sự vắt kiệt mọi tài nguyên và nguồn l🅠ực của dân tộc. Khi những công trình này cùng với cơ sở hạ tầng hoành tráng (đặc biệt là hệ thống quản lý nước) thành hình thì cũng là lúc nguồn lực quốc gia cạn kiệt. Đế chế hùng mạnh khi nào đã không đủ sức chống chọi trước sự uy hiếp quân sự của láng giềng, đồng thời không có khả năng đối phó với hạn nặng do tác động của biến đổi khí hậu, cuối cùng phải bỏ lại kinh thành hoang phế ở sau lưng và dời đô về Phnompenh. Cho nên, nghèo về kinh tế sẽ hèn về quân sự, làm sao bảo🌟 đảm an ninh quốc gia?
Người Việt Nam có câu “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Trí tuệ của dân tộc đã chỉ rõ kinh tế là sức mạnh hậu thuẫn cho chính trị, an n🍸inh, và chủ quyền quốc gia. Dù ở Đông hay Tây, thời kim hay cổ thì an ninh kinh tế đã, đangℱ và sẽ luôn quyết định an ninh quốc gia.
Ở Đà Nẵng hôm qua, không phải vô tình mà Tổ🌟ng thống Trump ca ngợi công cuộc chuyển đổi kinh tế của nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan🍬, Philippines, Singapore, Hàn Quốc.
Bài phát biểu tuy ngắn, nhưng c🥂ó những điểm khiến người nghe phải suy ngẫm.
Vũ Thành Tự Anh