Chia sẻ quanh câu chuyện "Người Hà Nội thay đổi cách đón Tết", nhiều độc giả VnExpress bày tỏ quan điểm ủng hộ việc đi du lịch đón Tết thay vì thăm hỏi, chúc tụng theo lệ:
😼 Cả nhà tôi 10 năm nay đi ăn Tết nước ngoài. Thấy nhẹ nhàng, vui vẻ, cả nhà có thời gian bên nhau. Ở lại thấy quay tới quay lui cũng chỉ nhậu nhẹt, mừng tuổi, nhà nọ qua nhà kia chúc những câu y hệt nhau. Với tôi, nếu bạn có một người mà bạn gọi là thân mà cả năm cũng không gặp nhau và không giữ tương tác gì thì Tết nhất gặp nhau phỏng có ích gì? Ngày thường cũng gặp nhau được, sống thật và chân thành với nhau thì việc gì phải chờ đến Tết? Tuy nhiên, thú thực ngoài cảm giác nhạt nhẽo ra tôi không có thêm cảm giác gì hơn trong mấy ngày Tết.
ඣ Đi chúc Tết chỉ toàn thấy hình thức sáo rỗng, đến chớp nhoáng chúc mấy câu theo lệ rồi đi, ồn ào xô bồ, thật vô nghĩa và mất thì giờ, làm gì có chữ sum vầy đâu. Hãy dành thời gian ở bên gia đình và những người thật sự thân thiết, bớt lễ nghĩa hình thức đi.
🦄 Có nhiều thứ xưa đẹp đẽ từng nằm trong ký ức và hoài niệm, nay thay đổi theo thời gian cũng là lẽ thường bởi chúng ta đã chấp nhận sự đa dạng về lối sống, phong tục tập quán và cả sở thích cá nhân. Vậy bạn cứ vui và hưởng tết như ý muốn, không nhất thiết phải "đồng phục" trong việc đón Tết.
🧸 Những người đi du lịch thường đã ở Việt Nam đến hết mùng một rồi mới đi. Các cụ nhà tôi hễ đến trưa mùng một là thở ra: "Thế là hết Tết". Một năm có dịp được nghỉ nhiều như thế thì đi du lịch là quá hợp lý rồi, chẳng lẽ phải đợi đến khi tất cả về hưu mới có thể vi vu nước ngoài?
🅠 Nếu nói "chẳng có ai chơi cùng mới đi du lịch Tết" là võ đoán. Nếu nhiều người chọn "vui vẻ" theo kiểu ở nhà nhậu nhẹt, bài bạc tràn lan thì thà cứ xách hành lý đi chơi xa nó còn lành mạnh, bổ ích hơn vạn lần.
꧒ Mỗi người một kế hoạch cho ngày Tết nên tùy mỗi gia đình có cách đón Tết riêng. Chọn du lịch hay theo cách truyền thống cũng không sao. Nhưng các bạn trước khi đi du lịch nhớ thắp hương cho tổ tiên là được.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.