Trả lời
Thịt đỏ gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê, thịt dê, thịt nai giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, kẽm, sắt, vitamin B12... Đây là một phần trong chế độ ăn uống cân bằng thực phẩm và dinh dưỡng hàngꩲ ngày. Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ, nhất là loại thịt đỏ chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa (ruột, dạ dày, đại trực tràng...).
Thịt đỏ chứa nhiều sắt heme - sắt chứa hemoglobin, có khả năng kích hoạt các phản ứng oxy hóa dẫn đến hình thành khối u. Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng Helicobacter pylori (xoắn khuẩn có trong lớp niêm của thượng bì dạ dày) và tiết ra các cytokine gây viêm. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày. Nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các amin dị vòng, tác nhân gꦓây ung thư.
Haem bị phân hủy trong ruột hình thành chất N-nitroso có thể làm tổn thương các tế bào niêm mạc lót bên trong ruột, gây ra các tổn thương tiền ung thư. Ngoài ra, nitrat (chất dùng để bảo quản thịt chế biến sẵn) còn tạo ra các hóa chất N-nitroso có thể dẫn đến ung thư đường tiêu hóa.
Bạn vẫn nên ăn thịt đỏ nhưng điều chỉnh liều lượng phù hợp. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng thịt đỏ phù hợp cho người trưởng thành khỏe mạnh mỗi ngày dao động 50-70 g, tương đương với 1-2 lòng bàn tay người lớn. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động thể ♍chất của mỗi cá nhân.
Nam giới thường được khuyến cáo ăn lượng thịt đỏ cao hơn nữ giới. Trẻ em và người cao tuổi nên hạn chế thịt đỏ so với người tr🦄ưởng thành. Người mắc các bệnh lý tim mạch,ꦓ béo phì, tiểu đường, gout... cần kiểm soát lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể.
Bên cạnh lượng tiêu thụ, 🅰cách chế biến thịt đỏ cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khꦰỏe. Ưu tiên các phương pháp chế biến ít dầu mỡ như luộc, hấp, xào, thay vì chiên rán, nướng, hun khói. Hạn chế sử dụng thịt đỏ chế biến sẵn, nhiều muối và bảo quản lâu.
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn nên kết hợp thịt đỏ với các thự🦩c phẩm giàu protein khác như thịt trắng (cá, gà, vịt), các loại đậu, nấm. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khám sức khỏe định kỳ, nếu có nguy cơ, tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Sỹ
Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |