Báo cáo do Ủy ban Kiểm toán Môi trường Anh chỉ đích danh Apple, Amazon và eBay có trách nhiệm giúp thu gom, tái🦩 chế và sửa chữa các s🧸ản phẩm bán ra nhằm giảm 155.000 tấn rác thải điện tử bị vứt bỏ mỗi năm ở nước này.
"Rất nhiều trong số đó bị đưa đi chôn lấp, tiêu hủy hoặc mang ra nước ngoài. Theo luật hiện hành, các nhà s🎐ản xuất và bán lẻ đồ điện tử phải💫 chịu trách nhiệm cho sự lãng phí này, nhưng rõ ràng họ đã không hoàn thành nhiệm vụ đó", trích báo cáo.
Theo Ủy ban, các công ty trên đã để lãng phí hàng triệu USD do không thể khai thác kim loại quý trên rác thải điện tử. Thống kê cho thấy, trên toàn cầu, những thiết bị như máy tính, smart🅰phone, máy tính bảng... bị vứt bỏ đang chứa các kim loại quý như vàng, bạc, đồng, bạch kim hay các nguyên liệu th🌼ô quan trọng khác như vonfram và indium, với giá trị tiềm năng 62,5 tỷ USD.
Báo cáo của chính phủ Anh được đưa♌ ra sau một thời gian điều tra. Đối với Apple, các nghị sĩ cho rằng hầu hết sản phẩm của công ty có cấu tạo khiến việc sửa chữa khó khăn hoặc không thể sửa chữa. "Người dùng không có quyền kiểm soát thiết bị của mình, trong khi linh kiện bên trong các sản phẩm Apple thường bị dán keo hoặc hàn cố định với nhau. Họ không thể mang máy ra ngoài để tự sửa chữa hoặc được hướng dẫn về cách tự khắc phục các vấn đề", báo cáo có đoạn.
Bên cạnh đó, các nghị sĩ cũng nhấn mạnh việc Apple "ép" người dùng vào các trung tâm bảo 𒀰hành của công ty này và thu p🌜hí quá cao. "Các khoản phí sửa chữa do Apple đề xuất có thể đắt đến mức khách hàng của họ sẽ tiết kiệm tiền hơn nếu mua thiết bị mới", báo cáo cho biết.
Apple phủ nhận các vấn đề trong báo cáo, đồng thời nêu bật những nỗ lực của côn🐈g ty trong việc bảo vệ môi trường những năm qua. "Chúng tôi rất ngạc nhiên và thất vọng với báo cáo của Ủy ban Kiểm toán Môi trường Anh. Báo cáo này không phản ánh bất kỳ nỗ lực nào của Apple trong việc bảo tồn tài nguyên và bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sống", đại diện Apple cho biết. "Apple có nhiều lựa chọn cho khách hàng trong việc giao dịch, tái chế và sửa chữa an toàn đối với các sản p🍬hẩm như Apple Watch, iPad và iPhone. Chúng tôi cũng sử dụng các vật liệu tái chế cho các thành phần chính trên thiết bị". Công ty sẽ tiếp tục làm việc với quốc hội và chính phủ Anh trong việc đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường thời gian tới.
Những năm qua, Apple nhiều lần nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường thông qua tăng cường sử dụng vật liệu tái chế, cũng như vận hành các nhà máy sản xuất bằng 100% năng lượng tái tạo. Mới đây, công ty đã loại bỏ củ sạc và tai nghe trên iPhone 12 cũng vì lý do này. Theo Apple, không đóng gói kèm củ sạc và tai nghe giúp hãng phải tiêu thụ ít nguyên liệu t༺hô hơn cho mỗi mẫu iPhone bán ra. Nhà sản xuất ước tính sẽ giảm được hơn hai triệu tấn khí thải carbon, tương đương loại bỏ khoảng 450.000 xe hơi mỗi năm.
Một số ngư🍨ời cho rằng việc bỏ củ sạc và tai nghe chỉ đơn giản là để hãng tăng thêm lợi nhuận trên mỗi iPhone bán ra. Thực tế, với những người mu⭕a iPhone mới trong năm nay mà không còn hai phụ kiện trên, họ sẽ phải mua củ sạc với đầu ra USB-C giá 19 USD, tai nghe có dây loại rẻ nhất kết nối qua cổng Lightning cũng có giá 19 USD.
Bảo Lâm (theo 9to5mac)