"Tôi cho chị gái mượn 100 triệu đồng lấy vốn làm ăn. Chị hẹn ba tháng sau sẽ trả nhưng đến nay đã là hơn hai năm. Khi anh chị có tiền, lại mang đi gửi ngân hàng lấy lãi chứ không trả tiền cho tôi. Cách🐟 đây hai tháng, chị tôi có mua một căn nhà giá 2,4 tỷ khi trong tay chỉ có 700 triệu đồng (số tiền này chủ yếu là vay người thân nhưng không trả mà mang đi gửi ngân hàng lấy lãi giống trường hợp 🐻của tôi).
Vừa qua, anh chị lại ngỏ ý vay tôi thêm 200 triệu để mua nhà nhưng tôi đã tuyên bố biếu luôn 100 triệu đã vay trước đó và kiên quyết không cho v🌠ay thêm nữa. Và từ đó trở đi, tôi cũng không có ý định cho chị gái vay thêm bất cứ lần nào nữa. Không phải 🐟vì tôi không có tiền cho vay mà vì tôi ghét cái cách sử dụng tiền vay của vợ chồng anh chị. Tôi nghĩ không nên có lần hai với những người không giữ lời hứa".
Đó là chia sẻ của độc giả VyVu xung quanh những rắc rối khi cho người thân vay tiền. Tiền bạc là một vấn đề khá nhạy cảm, nên đôi khi nhiều người không muốn nhắc đến vấn đề này, đặc biệt là đối với những người thân thiết. Người ta thường nói, hãy thử mượn tiền để biết được lòng người, trả tiền để thấu được nhân phẩm. Vấn đề mượn và trả tiền đôi khi cũng là một nghệ thuật sống, bởi tiền bạc chính là mồ hôi công sức của ta làm nên, cho người mượn rồi không trả sẽ rất sợ, nhưng không cho có khi lại mất lòng.
Cùng chung hoàn cảnh, bạn đọc Hoa sen kể về lần cho người thân mượn tiền: "Tôi cũng cho người thân mượn tiền mua đất, họ hứa hai tháng sau sẽ trả. Thế nhưng, khi có tiền, họ để cất nhà thay vì trả nợ cho tôi, cất nhà xong lại mua xe bốn bánh, có thêm nữa lại tậu miếng đất khác. Một người khác cũng mượn 400 triệu đồng để mua đất, hứa trả sau hai tháng. Ấy vậy mà đến ngày hẹn, họ chỉ mang đến tờ giấy hẹn trả dần trong vòng 10 năm.𝔍..
Một người khác nữa mượn tôi một tỷ đồng để cho con mua nhà. Vì không có tiền nên tôi chỉ cho vay 400 triệu. Họ nói khi nào bán đất sẽ trả, nhưng hai năm sau, khi bán đất, họ lại cho tiếp con trai 600 triệu để trả nợ ăn chơi, 400 triệu cho con gái trả nợ ngân hàng, còn 300 triệu cho cháu nội năm tuổi để mua ôtô đưa rước đi học, v🍬à tôi không được trả đồng nào. Nói chung, rất nhiều người mượn nhưng rất ít người trả. Chốt lại, kinh nghiệm của tôi là mọi người hãy biết từ chối khi người khác hỏi vay tiền, để đừng giống như tôi".
>> 'Cho ngườ🧸i thân, bạn bè vay tiền là việc phải làm'
Đồng cảm với những bức xúc của người cho vay nhưng không đòi được nợ, độc giả Thái Sơn bày tỏ: "Tôi cho chị vợ vay hơn 300 triệu đồng, đợt vay đầu là lúc chị đi khám vô sinh (vì hai vợ chồng chị khó có con), hẹn hai năm trả. Nhưng nay, con chị đã học cấp ba rồi mà tôi vẫn chưa thấy tiền đâu. Chị vợ thậm chí giờ còn không nhớ chính xác là đã vay tôi bao nhiêu vì lâu quá. ⛎Lần khác, tôi cho em trai vợ vay 200 triệu, hẹn sáu tháng trả hết, mà giờ gần ba năm vẫn 'bặt vô âm tín'. Vấn đề là họ đâu có quá khó khăn gì, nhà em vợ tôi ở chung cư cao cấp, nhà hai lầu mặt đất cho thuê, mua xe bạc🔯 tỷ, lương thưởng hai vợ chồng hàng tháng cả trăm triệu. Nhưng cứ nhắc đến nợ là họ kêu khó khăn, nhất định không trả.
Lần khác, tôi lại cho em gái vợ vay 100 triệu đồng, hẹn một năm trả nhưng cũng phải mất bốn nă🔯m sau tôi mới lấy lại được tiền. Giờ tôi coi như mất tiền, họ trả thì trả, không thì thôi. Tôi cũng không đòi nữa vì nghĩ mình cũng đã đòi một lần, đúng lúc mình thất nghiệp mไà họ còn không trả, thì giờ đòi làm gì cho mất công? Bỏ đi cho lòng thanh thản".
Trong khi đó, lựa chọn việc không cho người thân vay tiền để tránh chuyện phiền phức, bạn đọc Mem nêu quan điểm: "Nguyên tắc của vợ chồng tôi ꦛlà không cho bất cứ anh em ruột hay họ hàng mượn tiền. Vì đã dính đến tiền là rất phiền phức. Với người dưng, chúng ta có thể đòi nợ thẳng, còn với anh em trong nhà đòi nợ cũng khó mà cho luôn cũng không được vì họ toàn mượn vài trăm triệu, lắm khi còn sinh ra bực tức, không thể nhìn mặt nhau được nữa.
Mà nói thẳng ra, vợ chồng tôi cũng chẳng có cho thiên hạ mượn tiền. Chúng tôi cũng giữa quan điểm như thế, khi ra đời làm ăn, kinh doanh, mua đất, chỉ toàn vay ngân hàng. Vì vợ chồng tôi không muốn phiền ai và không để ảnꦦh hưởng cha mẹ, anh em. Vay ngân hàng mà không trả được thì cùng lắm mất tài sản củ𒈔a chính mình mà thôi.
Tôi cũng mong mỏi anh em, họ hàng sẽ có tư duy này. Nhiều khi bản thân người ta chỉ có vài trăm triệu, vì quý mình nên mới cho mượn. Nếu chẳng may kinh doanh không tốt, thua lỗ, đồng nghĩa với việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả người cho mình vay. Vì nghĩ như vậy nên tôi chẳng bao giờ mượn ai đồng nào. Tôi luôn tự hào rằng từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ mượn bấy kỳ ai, dù chỉ là một 𒈔đồng. Có tiền thì ăn, không có tiền thì nhịn, không đ▨ua đòi. Nếu muốn mua một cái gì đó, tôi sẽ có kế hoạch tích góp để tự mua đàng hoàng, cũng chưa bao giờ mua cái gì phải trả góp.
Có nhiều người tư duy theo🥀 kiểu vay anh em trong nhà nên từ từ trả cũng được, thậm chí là vay miệng nên không có giấy tờ, có khi có định không trả luôn. Ai chửi vợ chồng tôi thì cũng đành chịu. Nếu ai vay 10 triệu đồng thì thường chúng tôi cho luôn, và chỉ cho 2-3 lần là dừng. Tiền của mình làm ra bằng lao động chân chính, không lừa ai, nên việc không có cho ai vay cũng chẳng có gì là thất đức".
Lê Phạm tổng hợp
>> Bạn có sẵn sàng cho người thân vay tiền? Chia sẻ tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.