Nhóm nghiên cứu đến từ NASA và Đại học California (UC), Berk𝓰eley kết hợp dữ liệu của kính viễn vọng không gian Hubble, tàu thăm dò Juno và Đài quan sát Gemini trên Trái Đất để tạo ra ảnh chụp sao Mộc đang chịu sự hoành hành của thời tiết dữ dội. Nhóm nghiên cứu công bố bức ảnh trên tạp chí Vật lý Thiên văn hôm 7/5.
Cùng với mạng lưới sét, bức ảnh hé lộ mảng tối ở vệt đỏ lớn t𝓡rên sao Mộc là những lỗ trong tầng mây bao phủ, không phải các loại mây khác nhau. "Sao Mộc trông như một chiếc đèn lồng", Michael Wong, nhà khoa học hành tinh ở UC Berkeley, nhận xét. "Bạn sẽ thấy ánh sáng hồng ngoại chói mắt phát ra từ những khu vực không mây, nhưng ở nơi có mây, chỗ đó thực sự tối".
Thông qua nghiên cứu hệ thống thời tiết trên sao Mộc bằng nhiều kính viễn vọng và tàu vũ trụ, các nhà khoa học có thể khám phá những bí ẩn liên quan tới khí quyển hành tinh và lịch sử hình thành của nó. "Do định kỳ tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao từ nhiều đài quan sát và bước sóng khác nhau, chúng tôi đang hiểu rõ hơn về thời tiết sao Mộc. Cuối cùng chúng tôi cũn🙈g có thể bắt đầu xem xét chu kỳ thời tiết", Amy Simon, nhà khoa học hành tinh của NASA, cho biết.
Để tạo ra bức ảnh chụp hồng ngoại này, nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật mang tên "chụp ảnh may mắn", trong đó kính viễn vọng trên mặt đất chụp nhiều ảnh phơi sáng ngắn của cùng một điểm, sau đó các nhà nghiên cứu lựa chọn bức ảnh nét nhất. Bằng cách ghép những bức ảnh đã chọn chụp từng khu vực trên sao 🎶Mộc, họ có thể tạo ra ảnh chân dung hành tinh dưới ánh sáng hồng ngoại với độ nét chưa ꦯtừng có.
Khi quay quanh sao Mộc, tàu Jun🧔o thu sóng vô tuyến từ những tia sét ở sâu trong khí quyển hành tinh. Các nhà nghiên cứu kết hợp mạng lưới tia sét với ản⭕h chụp bằng kính viễn vọng Gemini và Hubble. Họ nhận thấy sét hình thành quanh những cột mây cao 64 km xoay tròn và trao đổi nhiệt trong quá trình đối lưu.
An Khang (Theo Business Insider)