Chỉ hơn hai tháng♊ sau khi phóng lên vũ trụ, tàu chụp ảnh phân cực tia X (IXPE) của NASA đã gửi về Trái Đất ảnh chụp đầu tiên của nó, bổ sung cái nhìn mới đầy ấn tượng về Cassiopeia A, tàn dư nổi tiếng của một siêu tân tinh hay ngôi sao phát nổ cách Trái Đất khoảng 11.000 năm án꧙h sáng.
Hình ảnh trên, được NASA công✅ bố hôm 14/2, cho thấy cường độ tia X phát ra từ Cassiopeia A❀, trong đó các màu tím lạnh, xanh lam, đỏ và trắng tương ứng với độ sáng tăng dần.
Khi kết hợp với dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra trên quỹ đạo, những đám mây khí màu tím phát sáng bao trùm phần còn lại của ngôi sao phát nổ hiện lên nổi bật hơn bao giờ hết. Chúng được tạo ra khi các sóng x𝕴ung kích từ vụ nổ làm nóng khí xung quanh đến nhiệt độ cực cao.
Dữ liệu mà IXPE thu thập về Cassiopeia A có thể giúp các nhà khoa học đo lường mức độ phân cực thay đổi như thế nào 🔥trên tàn dư.
Tàu vũ trụ IXPE, một dự án hợp tác giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ Italy, được trang bị ba kính viễn vọng giống hệt nhau. Sứ mệnh của nó là cung cấp hiểu biết mới v♛ề những vật thể cực đoan n♏hất trong vũ trụ, chẳng hạn như siêu tân tinh, hố đen và sao neutron.
Tia X là sóng ánh sáng năng lượng cao sinh ra từ các điều kiện cực đoan. Trong không g🔥ian, những điều kiện này bao gồm từ trường mạnh, va chạm giữa các vật thể, vụ nổ, nhiệt độ cao và tốc độ quay nhanh.
Ánh sáng tia X khi chiếu tới Trái Đất b෴ị ngăn lại bởi bầu khí quyển. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học dựa vào kính thiên văn tia X để quan sát chúng trong không gian.
Sử dụng IXPE để nghiên cứu sự phân cực của tia X vũ trụ có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về tàn dư của các ngôi sao đã phát nổ, như hố đღen và sao neutron, cũng như môi trường của chúng và cách chúng tạo ra tia X. Khám phá về những vật thể cực đoan này cũng có thể giúp trả lời những câu hỏi lớn hơn về vật lý.
Đoàn Dương (Theo NASA)