Thời gian gần đây, dư luận chứng kiến nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn trong việc giành quyền thừa kế tài sản. Nhẹ thì ẩu đả, chửi bới, 💮kiện nhau ra tòa, nặng thì có gia đình anh em sẵn sang đâm chém, phóng hỏa đốt nhà nhau chỉ vì miếng đất của ông cha để lại. Người châu Á nói chung và người Việt nói riêng vẫn giữ nhiều nếp nghĩ xưa, như quan niệm trọng nam khinh nữ, con trai là nối nghiệp tổ tiên, hay quan niệm dâu con rể khách, con gái đi lấy chồng thì là người của nhà chồng...🌳 Những quan niệm này đang chi phối câu chuyện thừa kế tài sản trong nhiều gia đình.
Nói về câu chuyện tranh chấp tài sản thừa kế, độc giả VB chia sẻ: "Gần nhà tôi có một gia đình gồm năm người con: bốn gái, một trai (áp út). Cả năm người con không ai ở chung với mẹ suốt 40 năm qua (bố mất sớm). Giờ người mẹ qua đời vì tuổi cao, để lại mảnh đất có giá trị (rộꦗ𝕴ng 1.000 m2, nằm ngay khu công nghiệp của tập đoàn lớn nước ngoài vào đầu tư). Người con trai về tuyên bố: 'Đất này của một mình tao, chúng mày là con gái không đứa nào được động vào, bằng không tao chém chết...'.
Nhìn cảnh nꦰgười con trai tham lam, độc ác, tôi thấy khiếp thay cho mấy bà con gái trong gia đình đó. Nghĩ vậy chứ tôi cũng chẳng có quyền gì can thiệp, chỉ dám ngóng xem người con trai nhà đó có cướp hết đất của chị em không? Những người tham lam quá đáng như vậy, liệu cuộc đời có được giàu sang hay bình yên không? Tôi nhìn vào gia đình họ để sau này học hỏi và rút kinh nghiệm cho chính mình".
Cùng chung cảnh ngộ anh em tương tàn vì đất thừa kế, bạn đọc Hari Nguyễn bày tỏ: "Tôi có người anh trai ở Mộc Châu, sống trong căn nhà bố mẹ để lại. Còn tôi vào Bình Dương làm ăn và mua nhà, đón mẹ vào trong này để phụng dưỡng (bố mất sớm). Năm 2018, cưới con gái anh, tôi cho mẹ về ăn cưới và sang tên sổ đỏ căn nhà, vườn tược cho anh đứng tên, vì vợ chồng anh muốn vay vốn 💫tín dụng.
Năm 2021, tôi về họp lớp mà không báo trước cho ai. Về tới bến xe, tôi kêu thằng cháu ra đón. Vừa gặp tôi, cháu hỏi: 'Cậu về ăn tân gia nhà cậu Tuấn à?'. Tôi giật mình, hỏi kỹ lại mới biết ông anh quý hóa của tôi đã bán căn nhà của mẹ để mua đất mặt tiền đường làm nhà mới. Về tới nơi, hai vợ chồng anh cứ né mặt tôi. Thấy vậy nên tôi cũng chỉ ở lại một ngày rồi hôm sau đi luôn. Tiền với tôi không phải là tất cả, nhưng xem như anh em đ🌟ã mất hết tình nghĩa rồi".
>> Đàn con chia đất thừa kế bên giường bệnh của mẹ
Từng là nạn nhân của cuộc chiến tranh giành thừa kế, độc giả Nguyen Tuan kể lại: "Ông bà tôi có mảnh đất lớn ở thành phố, chia đều cho các cô chú về sống xung quanh, còn lại một mảnh để ô🗹ng bà dưỡng già. Riêng bố mẹ tôi vẫn sống ở quê, nên không được phần đó, chỉ làm nông với mảnh vườn xưa cũ, do họ hàng để lại. Bỗng một ngày bác tôi từ nước ngoài về, gọi cho bố tôi để bảo góp tiền đóng thuế trên miếng đất của ông bà đang ở và xây lại căn nhà mới cho ông bà. Cùng với đó là lời hứa sau khi ông bà về trời thì căn nhà đó sẽ chia đôi, một nửa cho bố tôi và một nửa cho bác.
Đến ngày ông bà qua ꦯđời, cả nhà tôi mới vỡ lẽ, hóa ra căn nhà đã được ông bà sang tên toàn bộ cho bác tôi từ lâu. Rồi bác cũng qua đời khi vừa kịp sang tên căn nhà cho người chú sống gần đó, trong khi chúng tôi cũng không được báo trước. Vậy là miếng đất và căn nhà giờ nghiễm nhiên thuộc về chú, dù trước đó chú chẳng đóng góp gì, và bản thân chú cũng đã có phần của ông bà chia cho từ trước. Còn bố tôi vừa bị bắt đi đóng thuế thay cho anh em, vừa mất đi phần thừa kế đáng ra phải thuộc về mình. Nếu ông bà phân chia rõ ràng ngay từ đầu thì mọi chuyện đã không đến nỗi. Bố tôi hiền lành, không thưa kiện, chứ nếu có thì chắc giờ anh em trong nhà cũng chẳng còn nhìn mặt nhau nổi".
Trong khi đó, vì mảnh đất thừa kế, nhiều người con còn sẵn sàng đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, như trường hợp của bạn đọc Nguyenptt: "Ngay sau khi bố mẹ sang tên cho nó căn nhà đang ở, đứa em trai út của gia đình tôi lập tức chuyển qua cho vợ đứ🌳ng tên. Sau đó, cô vợ ngang nhiên về ở và tìm cách đuổi ba mẹ chồng ra khỏi nhà theo kiểu chửi bới, ném đồ đạc và đập phá để ông bà không thể ở cùng.
Vậy mà khi cô vợ bán nhà, lấy hết tiền và đuổi em tôi ra đường thì ông bà lại dang tay đón đứa con trai về và một mực bênh vực. Lúc trước, tôi còn giúp lo nhà cửa, tiền bạc cho ông bà, chứ tới khúc này thì tôi xác định thôi luôn. Th🅠ế mới thấy, nguyên nhân gây ra xào xáo trong nhà và con cháu bất hiếu, có phần lỗi của chính cha mẹ chứ không thể đổ hết cho con cháu được. Chính sự đối xử thiếu công b🧜ằng của cha mẹ khiến con cái trong nhà trở nên bất hòa".
Xung quanh câu chuyện con cái tương tàn vì tài sản thừa kế, độc giả M Tien lại có cái nhìn khác từ góc độ giáo dục con cái của chính cha mẹ: "Gặp con bất hiếu thì đúng là tuổi già của cha mẹ cũng chẳng thể yên ổn. Thế nên, mới có mấy vụ như chị em đốt nhà mẹ ruột vì không được chia thừa kế. Hầu hết người Việt đều có tư tưởng "kết hôn là phải sinh con, có con để nuôi mình lúc tuổi già và để lại tài sả✤n cho con (nếu có)".
Và ꦉtư tưởng này truyền từ đời này sang đời khác. Chỉ có điều, sự tiếp thu của mỗi người, mỗi thế hệ lại khác nhau. Ai may mắn thì con cái tiếp thu đầy đủ nội🤪 dung truyền tải (quyền và nghĩa vụ). Ai xui rủi thì con cái lại chỉ tiếp thu một nội dung là quyền (tài sản của cha mẹ mặc nhiên là của con cái), còn nghĩa vụ (chăm sóc phụng dưỡng) thì lọt mất tiêu.
Tóm lại, chúng ta nên thay đổi tư tưởng và giáo dục.𓆏 Cha mẹ phải dạy con cái phải tự lập từ nhỏ và thấm nhuần tư tưởng là phải tự lo cho bản thân khi trưởng thành (sau 18 tuổi hoặc tốt nghiệp đại học là cha mẹ k🐻hông lo nữa). Còn bản thân cha mẹ cũng phải tự tính toán cho việc dưỡng già của mình sau này. Con cái sau trưởng thành có thể biếu tiền, quà... cho cha mẹ nếu có điều kiện; hoặc cha mẹ cho con sau trưởng thành nếu đạt mục tiêu dưỡng già và có dư. Không ai đòi hỏi ai và bên nhận cũng hãy vui vẻ, học cách biết ơn vì điều đó".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với qu🌠an điểm 168betvisa-slots.com.