Wilbur Wright. |
Sau 4 năm với nhiều mô hình, từ diều đến máy bay cánh lượn không động cơ, anh em Wright đã mở ra kỷ n🧔guyên ౠmới cho lịch sử hàng không thế giới.
Orville Wright. |
Hai người đã mất hơn 2 năm để chế tạo và thử nghiệm thành công chiếc máy bay có động cơ và được điều khiển đầu tiên. Tháng 9/1901, trong buổi nói chuyện trước Hiệp hội kỹ sư miền Tây Mỹ tại Chicago, Wilbur Wright cho rằng khó khăn ꧃lớn nhất là “sự cân bằng và kỹ thuật lái cỗ máy sau khi nó thật sự ở trên không trung”.
Công trình của hai anh em bắt đầu từ phác thảo của kỹ sư Đức Otto Lilienthal, người từng thực hiện hàng nghìn chuyến bay bằng các mô hình cánh lượn do ông thiết kế. Rút kinh nghiệm từ mô hình của Otto Lilienthal, anh em Wright nảy ra ý nghĩ rằng nếu đầu cánh được uốn cong, sự cân bằng và điều khiển máy bay có thể được thực hiện. Tháng 8/1899, anh em Wright hoãn kinh doanh công nghiệp chế tạo xe đạp đang phát triển tại Dayton (Ohio) và bắt đầu chế tạo chiếc diều nhỏ để kiểm tra lý thuyết của mình. Họ mang chiếc diều thí nghiệm đến Kitty Hawk, nơi có sức gió ổn định thổi từ Đại Tây Dương và có nhiều đụn cát to giúp giảm thiểu nguy cơ thương tật khi diều rơi. Thí nghiệm thành công và anh em Wright chế tạo chiếc diều to hơn. Để hoàn thiện thiết kế cánh, họ thử hơn 60 mẫu và cuối cùng chọn mẫu cánh hẹp và dài. Ngoàꦿi ra, họ còn làm thêm cặp đuôi đứng để cân𝔉 bằng hướng bay. Với mô hình trên, phi công phải nằm sấp và dùng tay giật dây để điều khiển cánh cũng như lái hướng bay.
Từ máy bay cánh lượn, anh em Wright bắt đầu chế tạo mô hình có động cơ. Hầu hết động cơ thời đó đều quá nặng nên hai người phải nghiên cứu động cơ của riêng mình, dùng hợp kim nhôm - đồng. Để chọn hình dáng thícܫh hợp cho cánh quạt, họ tiếp tục chui vào hầm tránh gió tại Kitty Hawk để mày mò với nhiều bản vẽ. Cuối cùng cánh quạt ra đời, được lắp sau máy bay và quay theo hướng ngược đường bay để chống lại hiệu ứng mômen xoắn. Với mô hình trên, anh em Wright đến Kill Devil Hills vào ngày 17/12/1903, đưa ꦿchiếc máy bay có tên Flyer 1 lên đường ray phóng. Sau khi tung đồng xu chọn người lái đầu tiên, Orville leo lên máy bay, khởi động. Thí nghiệm thành công! Chuyến bay có động cơ được điều khiển đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới đã được thực hiện.
Trong ngày đó, anh em Wright tiến hành thêm 3 chuyến bay nữa và lầཧn dài nhất kéo dài 57 giây, bay xa hơn nửa dặm.
Để được công nhận
Làm thế nào thế giới biết được tin này? Anh em Wright gửi điện tín, yêu cầu người em là Lorin thông báo cho tờ báo địa phương Dayton Journal. Khi nghe Lorin thuật chuyện, một phóng viên AP trả lời: “57 giây hả? Nếu là 57 phút thì còn có chuyện để mà bàn!”. Dù vậy, chuyến bay cũng xuất hiện trên tờ Dayton Journal, ở mục chuyện vặt đó đây. Trước khi Orville và Wilbur Wright trở về nhà dự Giáng sinh, gần như không còn ai quan tâm đến thí nghiệm của họ nữa. Một nhân chứng tên là Amos Ives Root đã viết lại những gì mình nhìn thấy và bài báo được đăng trên tờ Gleanings in Bee Culture vào ngày 1/1/1905. Tuy nhiên, báo chí Mỹ tiếp tục lạnh nhạt. Đơn giản, người ta không tin. Thậm chí, sau khi nhận được thư của anh em Wright, trong ấn bản đề ngày 13/1/1906, tờ Scientific American còn đăng hàng tít Chiếc máy bay Wright và cuộc trình diễn hoang đường.
Không có triển vọng bán được mô hình Flyer tại Mỹ, anh em Wright viết thư gửi một loạt chính phủ châu Âu và đích thân sang Anh, Pháp, Đức mở cuộc vậꦰn động. Đến năm 1908, công chúng mới thật sự biết đến kỳ kích của họ. Nó♒i một cách công bằng, sự chậm trễ trong việc đánh động sự quan tâm của công chúng cũng có phần lỗi của anh em Wright. Một người quen tên là Octave Chanute từng giục họ cho phép ông thông báo cho các hãng thông tấn thế giới, nhưng anh em Wright từ chối, vì sợ rằng sáng chế có thể bị đánh cắp. Thay vì công bố phát minh, hai người tập trung vào việc xin cấp bản quyền và dồn công sức tiếp tục nghiên cứu.
Tháng 5/1905, khi chuẩn bị thử nghiệm mô hình máy bay mới tại Huffman Praire gần Dayton (Ohio), anh em Wright mời phóng viên viết khu vực Dayton và Cincinnati nhưng vẫn chưa mời phóng viên ảnh. Thật không may, trong lần thử nghiệm này họ lại thất bại, chỉ “lướt” trong không trung vỏn vẹn 1 giây. Tháng 2/1906, ấn bản phát hành tại Paris của tờ New York Herald đã chỉ trích hết lời, trong đó có đoạn “Anh em Wright đã thật sự bay hoặc chưa hề bay… Họ là phi công thực thụ hoặc đơn giản là một bọn bốc phét. Bay là chuyện rất khó. Thật dễ dàng khi nói rằng Chúng tôi đã bay”…
Cuối cùng ngày 22/5/1906, anh em Wright được cấp bằng sáng chế. Đó cũng là năm mà một người Brazil tên là Albertos Santos-Dumont bay được 222 mét. Báo chí Pháp nhiệt liệt hoan hô người này, trong khi phớt lờ nguồn tin rằng anh em Wright từng bay được 40 km vào một năm trước đó. Tháng 10/1907, khi Henri Farman bay được 750 mét, giành giải Archdeacon Cup, báo chí càng bỏ quên Orville và Wilbur Wright. Phẫn chí nhưng quyết tâm hơn, anh em Wright tuyên bố họ tiếp tục nghiên cứu chế tạo mô hình máy bay mới, đồng thời bắt đầu liên hệ với quân đội Mỹ và một c🌸ông ty Pháp. Mùa hè năm 1908, anh em Wright thông báo họ sẵn sàng cho hai cuộc thử nghiệm: một tại Fort Myer gần Wasington DC và một tại Les Hunaudìeres (Pháp). Wilbur Wright thực hiện cuộc thử nghiệm tại Pháp trước. Ngày 5/8/1908, trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả giới chức Pháp, ông đã lái 9 lần với các vòng lượn rộng và biểu diễn kỹ năng điều khiển máy bay. Lần lượn lâu nhất kéo dài 8 phút 13 giây. Thành tích của anh em Wright lần đầu tiên được nhìn nhận ngoài phạm vi nước Mỹ.
Mở đường cho ngành hàng không
Tiếp theo cuộc biểu diễn của Wilbur tại Pháp, tháng 9 năm đó, Orville Wright thực hiện thí nꦰghiệm tại Fort Myer với một loạt chuyến bay thành công. Vài ngày sau, một thảm họa xảy ra. Ngày 17/9/🅘1908, khi cất cánh cùng trung uý Thomas Selfridge, Orville Wright thực hiện 3 cú đánh vòng và bất ngờ máy bay rơi. Orville bị thương nặng, còn Selfridge tử vong. Tuy nhiên, sự cố không làm giảm tiếng tăm của hai nhà sáng chế. Mùa thu năm 1909, anh em Wright đã làm chấn động nước Mỹ khi hàng triệu người chứng kiến màn lượn máy bay vòng quanh cảng New York, quanh tượng Nữ thần Tự do và vài ngày sau người ta lại thấy họ lướt trên mặt sông Hudson.
Từ tháng 9/1909 đến cuối năm 1910, họ nhận được hơn 350.000 đôla từ các hợp đồng và tiền bản quyền. Trong năm 1910, kỹ thuật máy bay nói chung đạt nhiều thành tích. Người ta bắt đầu bay được 390 km trong 6 giờ 32 phút, đạt độ cao 2.650 m và động 🌠cơ từ 25 mã lực được nâng lên 100 mã lực.
ꦚThập niên 1920, anh em Wright tham gia đào tạo phi công. Như vậy, họ không chỉ là những người phát minh ra mô hình máy bay hiện đại, mà cũng là những người thày dạy lái máy bay đầ♌u tiên.
Ngày 30/5/1912, Wilbur qua đời bởi bệnh thương hàn khi mới 45 tuổi. Người em Orville một mình điều hành công ty Wright. Hàng không bắt đầu trở thành ngành công nghiệp đầy triển vọng. Đó cũng là lúc Orville dính vào nhiều vụ kiện liên quan đến việc bản quyền của anh em ông bị đánh cắp tại châu Âu. Mệt mỏi, Orville từ bỏ vị trí chủ tịch Công ty Wrigh♕t. Ngày 30/1/1948, Orville từ trần ở tuổi 77. May mắn hơn Wilbur, Orville đã chứng kiến phát minh của anh em mình được sử dụng trong hai cuộc chiến tranh thế giới và cũng nhìn thấy tương lai sáng lạn của máy bay trong ngành hàng không dân dụng.
Theo Thế Giới Mới