Tôi rất đồng tình với quan điểm "Người Việt nên ౠtạo thó🐓i quen lập di chúc khi còn trẻ" của tác giả Hoàng Minh. Bởi c🅺á nhân tôi cũng đang lâm vào cảnh vợ và mẹ vợ qua đời khi không để lại di chúc, kéo theo rất nhiều phiền toái, mệt mỏi trong việc phân chia tài sản thừa kế. Thỏa thuận hoài không xong, thậm chí, quá chán nản, tôi muốn từ chối nhận tài sản cũng phải làm thủ tục công chứng đủ kiểu.
Chuyện là vợ tôi đột ngột qua đời mà chưa có di chúc, nên theo luật 50% tài sản của vợ thuộc về tôi, phần còn lại chia cho ba mẹ vợ. Thế nhưng, chưa kịp phân chia thì mẹ vợ tôi cũng mất. Cũng từ đây, hàng loạt mâu thuẫn, rắc rối bắt đầu phát sinh khi anh chị em ruột của vợ đâm đơn kiện đòi quyền thừa kế thế vị. Họ đòi được phân chia số tài sản mà vợ tôi để lại cho mẹ, do mẹ vợ tôi qua đời khi chưa viết di chúc. Ai cũng muốn tranh già𒀰nh để được hưởng một phần tài sản của vợ tôi.
Thực ra, cá nhân tôi cũng không phải muốn giành hết phần về mình, nhưng chuyện chia tài sản theo đúng luật định lại chẳng hề đơn giản chút nào, mất rất nhiều thời gian, công sức, giấy tờ chứng minꦚh. Tôi còn chưa kịp thống kê hết tài sản của hai vợ chồng, những khoản đầu tư, cổ phần công ty (công ty riêng, công ty chung), tài sản cho bạn mượn, vay, tài khoản chứng khoán... Thế rồi chưa xong việc này đã tới chuyện mẹ vợ đổ bệnh rồi qua đời bất ngờ, khiến mọi thứ càng trở nên phức tạp.
>> Con giàu - con nghèo vì tiền thừa kế cha mẹ
Ở đây cũng một phần là do anh em nhà vợ hám tiền nên mới làm ầm ĩ mọi chuyện như vậy, chứ pháp luật còn đó, nếu cũng bình tĩnh, từ từ chờ định giá tài sản rồi phân chia theo quy định thì tôi cũng ch💮ẳng đến mức phải mệt mỏi thế nào. Chẳng hạn căn nhà của tôi mới hôm qua có giá hai tỷ đồng, nhưng hôm nay giá thị trường biến động nên tăng lên thành 2,2 tỷ đồng, nên việc định giá cũng rất khó khăn. Muốn định giá để chia bên này, trả bên kia, hoặc bán thì cũng phải làm đầy đủ thủ tục🧸 chứ không thể cứ muốn cầm tiền là có ngay.
Bản thân tôi ban đầu muốn giữ lại căn nhà để cho con có nơi ở, vì ba và mẹ vợ cũng chỉ có hai phần mười trong đó (sáu phần của tôi và hai phần của hai con mà tôi là người bảo hộ). Nhưng thỏa thuận định giá để trả mãi không được. Anh em bên vợ lại liên tục hối thúc, đòi kiện tụng chia phần, mà kiện thì tòa phát mãi...
Chuyện cứ thế kéo dài, ngày càng căng thẳng và phức tạp nên nhiều lúc tôi cũng thấy chán nản. Tại sao từng là người trong nhà mà nay lại tham lam, đối xử với nhau như vậy? Thế nên, tôi tự nhủ, chờ chia chác xong xuôi, tôi coi như cạn tình, cạn nghĩa với họ, không còn muốn có chút quan hệ gì nữa. Đây xem như một bài học đắt giá mà tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi cũng xác định, sau chuyện này, bản thân sẽ lập di chúc ngay lập tức để các con tôi sau này không phải dính vào những chuyện phiền não như tôi bây giờ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.