Việc sử dụng hình ảnh của nhà h🦩oạt động môi trường 16 tuổi người Thụy Điển là một phần của chiến dịch "Sự xấu hổ với Greta Thunberg" ở Israel, ám chỉ cảm giác xấu hổ khi sử dụng các đồ dùng nhựa không thể tái chế, tờ Haaretz đưa tin.
Tại văn phòng của hãng thông tấn Associated Press ở Tel Aviv, bức ảnh Thunberg biểu cảm giận dữ cùng câu nói nổi tiếng "Sao các ngài dám?" được đặt ngay tại khu vực để cốc, thìa nhựa dùng một lần. Quầy để đồ nhựa ở văn phòng công ty an ninh mạng Tel Aviv Siempl꧋ify lại sử dụng bức ảnh cô bé cau mày hỏi "Bạn chắc chứ?".
Không rõ việc sử dụng hình ảnh của nhà hoạt động môi trường này sẽ khuyến khích người dân Israel thay đổi thói quen dùng nhựa một lần như thế nào. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoài nghi về chiến dịch và khô🌺ng phải ai cũng hưởng ứng ý tưởng này.
Chiến dịch "Sự xấu hổ với Greta Thunberg" được thúc đẩy từ một nghiên cứu gần đây của Adam Teva V’Din, tổ chức môi trường Israel. Nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi người Isr🌳ael thải ra lượng rác thải nhựa cao gấp đôi mức trung bình toàn cầu.
Nhiều người Israel tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc ăn uống của người Do Thái, trong đó yêu cầu các dụng cụ như dao, dĩa đã tiếp xúc với đồ ăn không thuộc chế đ♎ộ thực phẩm Do Thái phải "thanh trùng" bằng cách hơ trên lửa hoặc nhúng vào nước sôi.
Đó là nguyên nhân khiến người dân ở nước này ưa chuộng sử dụng đồ nhựa dùng một lần,🅠 dẫn tới lượng rác thải nhựa tăng cao và khiến Israel bị cho là nguồn xả rác nhựa lớn thứ ba vào Địa Trung Hải.
Greta Thunberg nổi tiếng toàn cầu từ năm ngoái, sau khi bỏ học để biểu tình vì môi trường bên ngoài quốc hộiꦍ Thụy Điển. Phong trào "Ngày thứ 6 cho tương lai" của cô bé sau đó lan rộng khắp các nước, thu hút hàng triệu học sinh tham gia.
Nhà hoạt động môi trường nhí tiếp tục gây chú ý khắp thế giới khi tham gia phát biểu ở Liên Hợp Quốc hôm 23/9, trong đó cáo buộc người lớn và các lãnh đạo thế giới đã lấy đi tuổi thơ và gây nguy 🐈hiểm cho tương lai thế hệ trẻ khi không chịu hành động chống lại biến đổi khí hậu.
Quan điểm của Thunbergꦺ được rất nhiều người ủng hộ song cũng có không ít ý kiến cho rằng thông điệp của cô bé là cực đoan, gây rối loạn cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, che giấu những thách thức môi trường khá🤡c và gieo rắc sự hoang mang.
Ngọc Ánh (Theo Sputnik)