From: minh nguyen
Sent: Wednesday, November 11, 2009 10:48 AM
Đây là lần đầu tiên tôi gửi bài lên tòa soạn. Là độc giả của 168betvisa-slots.com đã lâu nhưng chỉ đọc những tâm sự của mọi người mà rút ra kinh nghiệm cho mình, đôi khi muốn gửi nhưng cũng có người nói giống mình nên thôi. Nhưng hôm nay đọc 2 bài phản hồi cho trường hợp của anh Hùng tôi khá bức xúc.
Thứ nhất, tôi xin nói vài lời về bài viết của chị Tieu Yen. Tôi thấy chị có vẻ như bắt bẻ từng chỗ để chỉ ra cái sai của anh Hùng, cụ thể ở đây là cưới vợ để có người giúp việc. Đúng như chị nói, chuyện phụ nữ thời nay không làm việc nhà, ngủ nướng là chuyện bình thường. Và với anh Hùng, đó cũng là chuyện bình thường. Nhưng từ khi cô giúp việc mất, tôi nói thật, nếu là người có trách nhiệm thì chuyện đầu tiên là phải giải quyết chuyện trong nhà mà trước giờ cô giúp việc làm.
Chị nói đúng, thuê người mới! Tôi không biết lý́ do tại sao anh Hùng không thuê, nhưng tôi nói về vấn đề hiện tại. Làm cha làm mẹ phải biết lo lắng cho gia đình, đặc biệt là con cái. Cụ thể ở đây, cho dù anh Hùng có làm hay không, chị nhà cũng phải biết “kế tục sự nghiệp” của chị giúp việc. Nấu ăn không biết thì học, chỉ cần chịu khó, ban đầu không quen nhưng rồi sẽ quen. Có khi vợ chồng cùng nhau học nấu ăn cả nhà lại đầy tiếng cười thay vì không khí căng thẳng như hiện nay.
Tiếp nữa là vấn đề con cái, dù lớn bao nhiêu cũng là con của mình, hơn nữa lại đang tuổi phát triển, ba mẹ, nhất là người mẹ cần phải nói chuyện với con để giúp con giải đáp những thắc mắc khó nói. Còn đây chị nhà lại mắng con và dùng lời lẽ không xứng đáng với cương vị một người mẹ. Chị Tieu Yen không biết có bỏ qua vấn đề này không? Nếu đồng cảnh ngộ với vợ anh Hùng (cùng chửi con như vậy) thì tôi cũng thật bất ngờ.
Hơn nữa để con bơ vơ vài tiếng ở trường mà chịu được sao? Chị đọc báo chắc cũng biết những vụ giết người, giết nhầm này nọ xảy ra ở khu vực trường học cũng không hiếm. Nếu là chị, chị có sốt ruột hay lo lắng gì cho con không? Chị thử chờ ai vài tiếng xem tâm trạng chị thế nào? (Về chuyện này tôi nghĩ nếu được thì anh Hùng nên đón con buổi chiều luôn).
Chị làm dâu có thể hiện được phận làm dâu thật sự không? Ý tôi là thăm hỏi, giúp đỡ ba mẹ chồng. Mẹ chồng đau ốm mà động viên mãi mới tới vậy thì còn gì là nghĩa phận làm con? Chưa kể lại bệnh nặng! Nghĩa vụ làm mẹ, làm con dâu chưa xong thì đến nghĩa vụ làm vợ. Chuyện đãng trí thì thời nay chẳng hiếm, nhưng quên sinh nhật người chung chăn gối với mình nhiều năm thì đáng phải nói. Đây không phải câu nệ, nhưng tình yêu như vậy có khác gì một đóa hoa tàn? Ở chung với chồng bao nhiêu năm mà món gì chồng thích, món gì kỵ cũng không biết. Nếu chị giống vợ anh Hùng thì tôi cũng thấy phục gia đình chị khi chồng chị cảm thấy hạnh phúc.
Còn một ý tôi chưa nói. Chị ấy (vợ anh Hùng) lại lo việc người khác, trong khi việc nhà, nơi quan trong nhất lại không. Nghĩa là chị ấy vẫn có thời gian và chăm chỉ để… làm việc cho người khác (khi không cần nhờ) ấy chứ. Đâu có nghĩa là quá bận bịu mà quên đi nghĩa vụ gia đình? Anh Hùng chăm sóc gia đình vợ và đến vợ một cách chu đáo, tạo điều kiện, cho rất nhiều nhưng hưởng lại là những gì? Anh vẫn chịu đựng suốt 11 năm, sao chị không nể nhỉ?
Tôi xin lỗi về ý kiến sắp nói có hơi “cổ lỗ sĩ”: Người phụ nữ khi sinh ra đã phải chịu than phận hy sinh, biết nhường nhịn. Thể hiện ở những chỗ biết lắng nghe khi cãi nhau, xoa dịu mỗi khi chồng bực mình… nhưng ở đây chị ấy chỉ cãi cùn và chứng nào tật nấy. Và tôi không hiểu gia đình chị tại sao chịu được khi căn nhà, tổ ấm của mình lại “bẩn” vì do người phụ nữ làm. Mỗi người một tính nết, cho dù chị có ở không ngăn nắp nhưng cũng phải có trách nhiệm khi đã làm dâu. Khách bước vào nhà nghĩ thầm sao nhà dơ thế thì chị nghĩ gì? Chắc chị chưa bao giờ nghĩ tới.
Tôi nghĩ nhà chị chắc hẳn có người làm. Nhưng hoàn toàn dựa vào người làm, khi đột ngột không có thì chị xoay sở làm sao? Mẹ tôi thường dặn những gì làm được ta cứ làm hết, không cần phải nhờ vả người khác (ở đây là người làm), làm như vậy ta vừa rèn luyện được tính tự giác, lại bỏ được thói quen xấu. Tôi thấy chị lại không như vậy.
Tôi không đồng ý với chị nhiều điểm, nhưng những phương án chị góp ý với anh Hùng là khá đúng đắn. Nhưng chỉ trong trường hợp chị vợ anh Hùng biết lắng nghe và thấu hiểu (và thay đổi). Anh Hùng nói đã kể về việc làm ăn, nhưng cô ấy bỏ ngoài tai. Thế nói ra có ích gì nữa? Phương án tốt nhất chắc là đi thuê người giúp việc mới, hoặc răn đe. Người con dâu, người mẹ, người vợ như vậy mà không thay đổi thì tình yêu cũng chẳng còn. Mà khi không còn thì phương pháp tốt nhất là ly dị.
Chị nói chị là người phụ nữ hiện đại chắc chị cũng hiểu chuyện này. Không yêu nhau thì chỉ còn ràng buộc bởi bổn phận, nghĩa vụ làm cha làm mẹ. Nhưng nếu con cái sống trong một ngôi nhà đầy tiếng cãi vã với không khí căng thẳng thì cũng chỉ làm tình hình tệ hơn. Ở nước ngoài ly hôn là chuyện bình thường khi người ta không còn yêu nhau. Ở VN và vài nước châu Á nói chung vẫn đặt nặng về vấn đề này. Khi ly hôn thì bị người đời dị nghị, dèm pha, chế giễu. Vì thế khá nhiều đôi vợ chồng đã cạn tình cạn nghĩa (cho dù có con hay không) cũng chịu đắng nuốt cay sống với nhau trong đau khổ buồn bực. Đó là tại sao xã hội ta phát triển chậm hơn họ.
Tiếp đến là ý kiến của anh Tran Đuc Thanh. Anh cứ lặp đi lặp lại câu “tiên trách kỷ̉ hậu trách nhân” như vậy có nghĩa là khi ta gặp một khó khăn do cái gì gây cho ta, thì ta lại đổ lỗi cho ta à? Có quá máy móc không? Anh còn nói “các anh đã lựa chọn cho mình người bạn đời, và họ đã vì các anh mà sinh ra những thiên thần cho các anh. Hẳn các anh phải biết ơn và có trách nhiệm với sự lựa chọn đó mới phải. Các anh nhìn sang châu Âu, châu Mỹ mà xem, có quý ông nào đi nói xấu vợ mình hay không? Phụ nữ họ có quyền được nâng niu, được tôn trọng vì họ phải mang thiên chức làm mẹ”.
Tôi xin lỗi nhưng không lẽ anh chỉ đi yêu quý vợ mình chỉ vì vợ mình cho mình những thiên thần? Và tiếp nữa, nếu anh có đọc bài 2 anh Đức và Hùng thì tại sao anh có thể nói là họ không biết ơn và có trách nhiệm? Nếu thật như vậy xin anh chỉ ra. Nếu sự thật đúng như những gì 2 anh Đức và Hùng nói thì chắc anh ngồi cả ngày cũng chả ra được gì. Ở đâu mà chả có nói xấu nhau? Tôi cũng đã ở Mỹ̃ và vẫn thấy vợ, chồng nói xấu nhau như thường. Ở đây 2 anh cũng đã tôn trọng, nâng niu, giúp đỡ vợ và gia đình vợ, lo lắng cho con cái (khi đáng lẽ người vợ phải giúp chồng trong những việc ấy) rồi còn gì. Tôi không hiểu anh lấy luận cứ đó ở đâu ra.
Khi một người sai rõ ràng, ta không khuyê꧅n nhủ được thì là do lỗi ta sao? Nếu anh sống như vậy thì tôi cho rằng đó là lối sống lập khuôn và máy móc. Những câu nói do ông cha ta truyền lại chỉ mang tính tương đối, không có giá trị tuyệt đối trong tất cả mọi hoàn cảnh. Và, một người đàn ông thành công trong sự nghiệp, kiếm tiền nuôi gia đình mà lại có một không khí gia đình u ám, ảm đạm và thiếu tình thương thì chẳng làm gì cả.
Chuyện này không nói chắc ai cũng biết, mà có vẻ như anh không biết hoặc cố tình không hiểu. Đó là lý́ do tại sao tôi luôn phân biệt “thành công” và “thành đạt”. Thành đạt k𝓡hi ta có một gia đình êm ấm, ngập tràn tiếng cười, thu nhập ổn định. Còn thành công thỉ chỉ là trong công việc mà thôi. Chắc anh là người chưa có vợ nên anh không hiểu được những nỗi đau của những người đàn ông đã có con mà có những người vợ không biết săn sóc cho gia đình.
Anh Hùng cũng có phần hơi quá khi chê chị nhà. Nhưng đây là mục Tâm sự, không phải là 🦂mục nói xấu, nói ra những việc ấy để mọi người có thể biết chính xác và góp ý, tránh những lời nói vô căn cứ khi chưa hiểu hết chuyện. Theo tôi, việc anh Hùng cần làm là tiếp tục khuyên nhủ vợ, tiếp tục “họp gia đình”, đưa ra các “bộ luật” “nếu…thì…” và làm theo đúng quy tắc. Tâm sự với vợ nhiều hơn (cho dù không nghe và cũng không có ý quan tâm). Hy vọng mưa dầm thấm lâu, chị ấy có thể thay đổi.
Chứ biện pháp ly hôn thì đúﷺng là không thể.🅰 Ở đây anh bị mắc vào cái quan trong nhất: con cái. Cháu cũng đã nói thế, tốt nhất là cũng không nên làm gì. Anh nói đúng, phải chờ thôi, hy vọng chị nhà có thể hiểu ra được khi cháu lớn để thay đổi. Chuyện gia đình bây giờ không được làm gay gắt thêm, 2 cháu có những biểu hiện như vậy thật sự không tốt, ảnh hưởng vừa đến sức khỏe vừa tinh thần. Biết đâu lại sa ngã vì chán. Chắc đợi cháu lớn một chút, anh nhờ cháu gái tâm sự với mẹ xem sao.
Mẹ con đều là con gái, chắc chắn sẽ dễ hơn anh rồi. Nhưng chuyện trước nhất mà anh phải làm (cũng có💯 thể anh làm rồi) là như theo chị Tieu Yen: thuê người mới. Để làm gì? Để cho anh có thời gian lo cho những việc khác, và nhờ có vậy mà chị nhà lại không 🔴động đến nhiều việc, lại tránh được tranh cãi không đáng có.
Nhu – cương không được thì chỉ còn thời gian giúp ích. Chất xám củ♉a tôi cũng chẳng đủ để hiến ra𝄹 kế sách nào thật hiểu quả mà hay ho ngoài việc chúc anh Hùng may mắn và có được một gia đình êm ấm trở lại.
Vài lời góp ý khách quan khi bư⛦́c xúc vì những ý kiến chủ quan. Xin tòa so💦ạn cho đăng một lần. Nếu chỗ nào không phải có thể xóa hay sửa xin tòa soạn cứ làm. Nhưng ý chính xin giữ lại. Cám ơn tòa soạn.